Tăng đường huyết gây ra các triệu chứng, chẳng hạn như đi tiểu tăng lên, khát và mệt mỏi khi lượng đường trong máu nâng lên đáng kể. Có thể khiến người bệnh đi tiểu thường xuyên, gây mất nước trầm trọng, ngoài ra có thể xuất hiện triệu chứng co giật, mất thị lực, ảo giác. Vậy, làm thế nào khi bị tăng đường huyết? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất? Người bị tăng đường huyết nên ăn gì?
Tăng đường huyết là tình trạng khi nồng độ đường trong máu cao vượt ngưỡng an toàn, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, khả năng cao gây tổn thương tới những bộ phận quan trọng trong cơ thể như tim, thận, mắt hay thần kinh. Nếu tình trạng này kéo dài thì bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường xuất hiện.
Người bị tăng đường huyết nên ăn gì: Cải bó xôi


Cải bó xôi (hay còn gọi là rau chân vịt, rau bina) vốn được mệnh danh là “siêu thực phẩm”. Chúng cực kỳ bổ dưỡng và chứa rất ít tinh bột, nhờ đó giúp cho lượng đường trong máu của người bệnh không tăng quá cao một cách đột ngột. Cải bó xôi rất giàu vitamin A và C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch; giúp cơ thể khỏe mạnh và chống chọi lại với bệnh tật, giảm tình tăng đường huyết.
[elementor-template id="263870"]
Những món ăn từ cải bó xôi
- Súp cải bó xôi
- Canh cải bó xôi nấu thịt bằm
- Canh cải bó xôi nấu tôm tươi
Lưu ý khi ăn cải bó xôi
Theo các chuyên gia y khoa, mỗi ngày khi bạn ăn cải bó xôi chỉ nên ăn nửa chén rau cải bó xôi. Bởi nếu ăn quá nhiều, sẽ có nguy cơ gặp phải những vấn đề sau:
- Sỏi thận
- nhiễm trùng đường tiết niệu
- Tiêu chảy
- Dị ứng salicylate
Người bị tăng đường huyết nên ăn gì: Táo


Táo có thể kiểm soát lượng đường do có hàm lượng pectin cao, pectin là chất giúp làm giảm nhu cầu insulin trong cơ thể. Dấm táo chứa nhiều lợi ích tới sức khỏe, một trong số đó là giảm lượng đường trong máu bằng cơ chế thúc đẩy hoạt động sử dụng đường của tế bào và giảm thiểu lượng đường giải phóng từ gan. Người đường máu cao có thể sử dụng dấm táo trộn trực tiếp vào các món salad, dấm táo có ảnh hưởng đáng kể đến độ nhạy cảm insulin.
Món ngon từ táo
- Nước ép táo tươi: Bạn có thể uống loại nước ép táo 2 lần/ngày nhằm giúp thỏa mãn cơn khát. Bạn cũng có thể trộn táo cùng các loại trái cây hoặc rau quả khác như cà rốt để làm mocktail.
- Bánh táo: Bạn có thể làm bánh táo nướng tại nhà ngon kết hợp cùng bánh crepe, sữa chua hoặc phô mai.
- Trà táo: Trà táo có hương vị tươi mát, là một món thức uống tuyệt vời khi bạn muốn thay thế cho nước lọc hay các loại trà thông thường.
- Táo khô hoặc snack táo: Bạn có thể tự làm táo khô, snack táo tại nhà để có những món ăn vặt lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
Một số lưu ý khi ăn táo
- Không nên ăn táo quá nhiều vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu.
- Bạn khi mua táo nên lưu ý mua đúng nguồn gốc, chọn mua ở các cơ sở có uy tín. Tránh các loại táo có nhiều thuốc trừ sâu.
- Trước khi bạn ăn táo rửa chúng thật kỹ bằng cách ngâm trong nước muối loãng từ 15-30 phút.
- Chỉ chọn những quả táo đồng màu, còn lớp sáp tự nhiên bám bên ngoài, không bị giập, úng, tránh chọn những quả có vỏ sáng bóng. Nguyên do là những quả này có thể đã được tẩm ướp hóa chất bảo quản.
Người bị tăng đường huyết nên ăn gì: Bông cải xanh (Súp lơ)


Bông cải xanh có thể giúp giải quyết các vấn đề tăng đường huyết nhờ hàm lượng sắt và axit folic có trong nó. Bông cải xanh là thực phẩm giàu crom, nên ăn nhiều loại rau này để điều hòa lượng đường trong máu và insulin. Súp lơ xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết: axit folic, magie, phốt pho và vitamin K, vitamin C. Hàm lượng vitamin K cao giúp ngăn ngừa sự vôi hóa hoặc xơ cứng động mạch, bên cạnh đó thực phẩm này cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng có công dụng bảo vệ chống lại quá trình oxy hóa của các cholesterol xấu (LDL) và tình trạng nghiêm trọng.
Món ăn từ bông cải xanh
- Bông cải xanh xào nấm chay
- Canh bông cải xanh.
- Súp bông cải xanh.
- Nước ép bông cải xanh.
- Thịt bò xào bông cải xanh
- Gà áp chảo với bông cải xanh
Lưu ý khi ăn bông cải xanh
Để giữ lại hàm lượng khoáng chất, dưỡng chất trong súp lơ. Khi chế biến cần phải lưu ý một số điểm sau:
- Không cắt, thái nhỏ súp lơ trước khi rửa, nên ngâm súp lơ trong nước muối khoảng 10 phút.
- Không chế biến ở nhiệt độ cao sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng của các dưỡng chất, vitamin có trong chất xơ.
- Không ăn nhiều, nên ăn thêm các loại rau, trái cây khác.
Người bị tăng đường huyết không nên ăn
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho bạn khi bị tăng đường huyết
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe; nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó các bạn cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các bạn đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Người bị thận ứ nước nên ăn gì để cải thiện tình trạng sức khỏe?
- Người bị viêm nhiễm phụ khoa nên ăn gì để phục hồi tình trạng viêm loét?
- Người bị viêm gan B nên ăn gì để tránh các triệu chứng nguy hiểm?
- Người bị giãn dây chằng thắt lưng nên ăn gì để giảm triệu chứng đau?
- Người bị viêm amidan nên ăn gì để giảm các biến chứng nguy hiểm?
- Người bị viêm lợi nên ăn gì để giảm các cơn đau do viêm nhiễm?
Nguồn: Tổng hợp