Có nhiều nguyên nhân gây nên chứng vàng da ở người lớn, chủ yếu là do chức năng của các bộ phận gan, mật, tụy hoạt động bất thường. Các bệnh lý khiến nồng độ Bilirubin trong máu tăng lên gây tình trạng da, niêm mạc mắt, lưỡi, gan bàn tay, bàn chân bị nhuộm vàng do sắc tố mật. Vậy, làm thế nào khi bị vàng da? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất? Người bị vàng da nên ăn gì?
Vàng da chỉ là triệu chứng gợi ý cho tình trạng bệnh lý chung của con người, vì vậy chỉ đơn thuần dựa vào hiện tượng vàng da ở người trưởng thành thì không thể đánh giá tình trạng hiểm và diễn biến của bệnh được. Tuy nhiên, vàng da ở người lớn cũng có thể do bệnh tan máu bẩm sinh, bệnh tự miễn, bệnh tan máu do lạnh, bệnh Cooley hoặc mắc bệnh sốt rét, sốt vàng da, chảy máu (Leptospira).
Người bị vàng da nên ăn gì: Cà chua


Cà chua giống như chất khử trùng tự nhiên, bảo vệ khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, nó còn chứa vitamin A , được biết như một chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng. Với lượng calo, đạm, xơ, axit foli; các khoáng chất như kali, canxi, natri, photpho,… nhiều dưỡng chất để duy trì sức khỏe tốt nhất. Bên cạnh đó, Cà chua là một loại quả cung cấp nguồn vitamin C dồi dào. Đó là lý do tại sao nó rất giàu lycopene, một chất chống oxy hóa rất mạnh. Vì vậy, cà chua giúp trẻ hóa các tế bào gan, giúp bạn khắc phục chứng vàng da.
[elementor-template id="263870"]
Những món ăn từ cà chua tốt cho phụ nữ mang thai:
- Canh cà chua nấu tôm
- Canh cà chua cá thác lác
- Canh cà chua khoai tây
- Tôm xào cà chua
- Bò xào cà chua
- Cá sốt cà chua thì là
Lưu ý khi ăn cà chua
- Ăn cà chua tươi thay vì các loại đóng hộp hay các chế phẩm như nước sốt cà, tương cà…
- Cà chua chứa nhiều acid, vì vậy ăn nhiều có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi, ợ nóng.
- Trong nhiều trường hợp, bổ sung cà quá mức còn có thể gây ảnh hưởng đến sắc tố da
- Để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe thì mỗi ngày ăn cà chua một quả. Vì nếu quá lạm dụng thì sẽ gây phản tác dụng như trào ngược axit, ảnh hưởng đến dạ dày.
- Ngoài ra, không nên ăn cà chua chưa chín, không ăn lúc đói, không chế biến quá chín kỹ… để đảm bảo giữ trọn vẹn dưỡng chất cho cơ thể.
Người bị vàng da nên ăn gì: Củ cải trắng


Củ cải trắng không chỉ được dùng để làm phong phú bữa ăn mà còn có hiệu quả chữa bệnh rất tốt. Trong củ cải trắng có chứa hoạt chất kháng khuẩn, diệt khuẩn, giảm viêm. Củ cải giúp thanh lọc và loại bỏ lượng bilirubin ra khỏi gan và máu. Ngoài ra, củ cải chứa nhiều canxi, sắt, vitamin A, B6 và C, acid folic và là nguồn cung cấp dồi dào của mangan, chất xơ và kali, rất tốt cho cơ thể và chống oxy hóa tốt.
Những lưu ý khi ăn củ cải trắng
- Không được ăn củ cải sống, nên ăn củ cải đã được nấu chín.
- Không nên ăn nhiều củ cải có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng.
- Tránh ăn những món củ cải muối sẽ rất hại
- Huyết áp thấp không nên ăn nhiều củ cải trắng.
Một số thực phẩm không thể kết hợp với củ cải trắng
- Ăn củ cải ngay sau khi uống thuốc: Củ cải có chức năng giải thuốc nhất định, ăn cùng một lúc sẽ giảm bớt công hiệu của thuốc.
- Tránh ăn củ cải cùng cà rốt: Trong củ cải trắng chứa lượng vitamin C cực cao còn trong cà rốt lại chứa một lượng chất phân giải enzim, vô hiệu hóa tác dụng của vitamin C. Ăn củ cải trắng cùng lúc với cà rốt sẽ làm mất đi công dụng của nó.
- Không nên ăn cùng mộc nhĩ: Ăn củ cải trắng kết hợp với mộc nhĩ sẽ khiến cho những người có cơ địa nhạy cảm bị viêm da.
Người bị vàng da nên ăn gì: Bắp cải


Hầu như các loại rau củ đều có chứa vitamin B6 nhưng hàm lượng chất này đặc biệt cao trong Bắp cải. Vitamin B6 là hoạt chất không thể thiếu trong hoạt động chuyển hóa đạm, chất béo và carbohydrate. Sự hiện diện của các Vitamin nhóm B: Các vitamin B2, B3, B5, B6 sẽ giúp tăng khả năng chuyển hóa đường. Cơ thể sẽ hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng trong các bữa ăn; giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây hại; giảm tình trạng vàng da. Ngoài ra, giúp thanh nhiệt cơ thể, loại bỏ độc tố và quét sạch cặn bã ra bên ngoài.
Món ngon từ bắp cải
- Bắp cải cuộn thịt sốt cà chua.
- Nộm gà bắp cải.
- Canh bắp cải cuộn thịt.
- Bắp cải xào kiểu Thái.
- Canh bắp cải nấu với thịt bò
- Bắp cải cuộn thịt rán.
- Bắp cải xào tôm.
Lưu ý khi ăn bắp cải
- Không được ăn bắp cải sống. Trong bắp cải có chứa nhiều Goitrogen. Goitrogen ức chế tuyến giáp hoạt động. Việc ăn sống bắp cải khiến dễ bị bướu cổ.
- Chế biến bắp cải bằng việc nấu chín trước khi sử dụng.
- Bắp cải là thực phẩm thường sử dụng nhiều thuốc trừ sâu và hóa chất. Nên tìm những địa chỉ cơ sở uy tín để mua tham khảo.
- Không đun sôi bắp cải quá lâu khiến các vitamin bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
- Nên kết hợp ăn phần lá xanh bên ngoài và phần lá trắng bên trong. Theo nghiên cứu phần lá xanh chứa nhiều vitamin A và phần lá trắng chứa nhiều vitamin K.
Người bị vàng da không nên ăn
- Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị
- Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa
- Rượu bia và chất kích thích
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật
- Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn
Lưu ý cho bạn khi bị vàng da
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe; nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.
Bên cạnh đó các bạn cần:
- Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày
- Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, hy vọng các bạn đã có thêm những kiến thức cần thiết về những món ăn hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Người bị thận ứ nước nên ăn gì để cải thiện tình trạng sức khỏe?
- Người bị viêm nhiễm phụ khoa nên ăn gì để phục hồi tình trạng viêm loét?
- Người bị viêm gan B nên ăn gì để tránh các triệu chứng nguy hiểm?
- Người bị giãn dây chằng thắt lưng nên ăn gì để giảm triệu chứng đau?
- Người bị viêm amidan nên ăn gì để giảm các biến chứng nguy hiểm?
- Người bị viêm lợi nên ăn gì để giảm các cơn đau do viêm nhiễm?
Nguồn: Tổng hợp