Site icon Medplus.vn

Người già chán ăn nên làm gì?

Người già chán ăn nên làm gì?

Chán ăn là 1 dạng rối loạn ăn uống khi người cao tuổi không dung nạp đủ lượng thức ăn để đáp ứng nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Người già chán ăn thường do giảm cảm giác thèm ăn.

Làm thế nào để kích thích cảm giác thèm ăn, thay đổi khẩu vị giúp người cao tuổi bổ sung đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng?

Nguyên nhân khiến người già chán ăn

Những thay đổi liên quan đến tuổi tác về phong cách sống, tình trạng bệnh tật, cũng như các yếu tố xã hội và môi trường có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi ăn uống và tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi.

  • Nghèo đói, cô đơn và cảm giác cô lập: là những yếu tố xã hội góp phần gây chứng biếng ăn ở người cao tuổi
  • Trầm cảm: Đây là vấn đề tâm lý thường gặp ở người cao tuổi và là nguyên nhân dẫn đến chứng chán ăn.
  • Do sử dụng răng giả kém chất lượng hoặc không vừa vặn: Điều này có thể dẫn đến sự thay đổi về mùi vị và hương thơm của món ăn, từ đó ảnh hưởng đến việc chọn lựa thực phẩm và giảm cảm giác thèm ăn ở người lớn tuổi.
  • Mắc phải 1 số bệnh lý: Các bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi như bệnh đường tiêu hóa, hội chứng kém hấp thu, nhiễm trùng cấp và mãn tính, tăng chuyển hóa thường gây ra cảm giác chán ăn. Đồng thời khiến người cao tuổi thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, do đó họ cần được bổ sung năng lượng và protein cho cơ thể khỏe mạnh.
  • Sử dụng thuốc: Đa phần người cao tuổi phải phụ thuộc vào việc sử dụng thuốc kê đơn để giúp kiểm soát các bệnh người già. Tuy nhiên, 1 số loại thuốc có thể gây tình trạng kém hấp thu chất dinh dưỡng, các triệu chứng về đường tiêu hóa và mất khẩu vị.

Hiện đã có các bằng chứng xác thực rằng bên cạnh yếu tố sinh lý bị ảnh hưởng từ chứng biếng ăn làm cản trở quá trình hấp thụ năng lượng cơ thể, thì điều này còn tác động tiêu cực đến các vấn đề về tâm lý, xã hội và thể chất.

Tình trạng dinh dưỡng kém còn có liên quan đến sự phát triển và tiến triển của các bệnh mãn tính của người cao tuổi. Trong đó, việc suy dinh dưỡng protein và năng lượng có liên quan đến chức năng suy giảm cơ, giảm khối lượng xương, rối loạn chức năng miễn dịch, thiếu máu, suy giảm chức năng nhận thức, làm chậm làm vết thương, chậm hồi phục hậu phẫu thuật, và cuối cùng là tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.

Vì thế, việc nâng cao nhận thức về các yếu tố gây ra tình trạng hấp thụ dinh dưỡng kém ở người cao tuổi sẽ giúp xây dựng các biện pháp phòng ngừa và điều trị thích hợp. Từ đó giúp cải thiện sức khỏe cho người cao tuổi.

Dấu hiệu bệnh chán ăn ở người già

Bên cạnh việc suy giảm cân nặng đáng kể, người cao tuổi còn gặp những triệu chứng liên quan đến chứng biếng ăn như:

  • Tóc mỏng và thưa dần
  • Da mặt xanh xao, thiếu sức sống
  • Các ngón tay bắt đầu chuyển sang màu xanh nhạt
  • Da khô thiếu nước
  • Người già mệt mỏi chán ăn liên tục
  • Hay chóng mặt và lên cơn ngất xỉu
  • Không muốn tiếp xúc với xã hội, thường xuyên cáu gắt.

Người già chán ăn nên làm gì?

Nếu trong gia đình có những người cao tuổi gặp khó khăn trong việc ăn uống, bạn hãy tham khảo 7 mẹo giúp kích thích sự thèm ăn cho người cao tuổi sau đây.

1. Tăng thêm hương vị cho món ăn

Đầu tiên, bạn hãy đưa người cao tuổi đi kiểm tra với bác sĩ để xác định nguyên nhân bệnh chán ăn có đến từ việc sử dụng thuốc hay không. Nếu có thì bác sĩ có thể cân nhắc thay đổi loại thuốc khác hoặc liều lượng sử dụng.

Còn nếu nguyên nhân người già chán ăn là do khẩu vị ăn chưa phù hợp, bạn có thể gia tăng hương vị cho món ăn tự nhiên như sử dụng: dầu oliu, bơ, giấm, tỏi, hành, gừng và các loại gia vị khác để thúc đẩy cảm giác ngon miệng cho người cao tuổi.

2. Bổ sung các loại thức ăn dễ tiêu hóa

Đồ uống sinh tố làm từ trái cây tươi, sữa chua và bột protein nên được bổ sung vào khẩu phần ăn của người cao tuổi. Bên cạnh đó, các loại rau hấp và thức ăn mềm như rượu hầm, cháo dinh dưỡng cũng có thể là các lựa chọn thay thế khác.

3. Giảm tình trạng khô miệng

Người cao tuổi nên bổ sung từ 8-10 cốc nước/ngày và luôn uống nước sau mỗi lần dùng bữa. Thêm nước sốt vào các món ăn sẽ giúp làm ẩm và mềm thức ăn, từ đó dễ hấp thụ hơn.

4. Đa dạng hóa khẩu phần ăn

Cho dù chế độ ăn có lành mạnh đến thế nào thì việc không thay đổi thực đơn, ăn cùng 1 món mỗi ngày sẽ đem lại cảm giác chán ăn ở người cao tuổi. Do đó, với vai trò là người chuẩn bị bữa ăn, bạn nên đọc thêm các tạp chí nấu ăn để tham khảo hoặc hỏi ý kiến bạn bè và thay đổi khẩu phần ăn mỗi ngày. Điều này giúp bạn có thể xác định được đâu là món ăn yêu thích của các đấng sinh thành. Từ đó thúc đẩy cảm giác thèm ăn cho họ.

5. Tích trữ đồ ăn được làm sẵn trong tủ lạnh

Người già chán ăn đôi khi là do họ chưa tìm được món ăn hợp khẩu vị với sở thích của bản thân. Do đó, các loại bánh ngọt, rau, trái cây, súp, thức ăn đóng hộp được chế biến sẵn,… nên được bảo quản trong tủ lạnh để kích thích cảm giác thèm ăn ở người cao tuổi. Điều này cũng giúp người cao tuổi trong nhà có thể ăn bất cứ khi nào cảm thấy muốn ăn.

6. Chế độ ăn uống lành mạnh

Trái cây, rau xanh hoặc các loại thực phẩm giàu canxi nên được tăng cường bổ sung để giúp cho người cao tuổi hạn chế thiếu hụt canxi, phòng nguy cơ gãy xương khi té ngã. Ngoài ra, để duy trì năng lượng và mức insulin ổn định, người cao tuổi nên lựa chọn thức ăn có carbohydrate “tốt” hoặc phức hợp, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây và rau quả để bổ sung cho cơ thể.

7. Uống đủ nước

Cơ thể của người già rất dễ bị mất nước do giảm khả năng điều chỉnh nồng độ chất lỏng và giảm cảm giác khát. Vì thế cung cấp đủ nước cho cơ thể cho người cao tuổi sẽ giúp đề phòng bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu, táo bón và tăng cường sức khỏe.

Cảm giác chán ăn ở người cao tuổi gây sụt cân có thể đến từ các yếu tố xã hội hoặc sinh lý, hoặc do cả 2 cùng tác động cùng 1 lúc. Xác định được nguyên nhân khiến người già chán ăn có thể giúp bạn đưa ra các biện pháp điều chỉnh thay đổi khẩu phần ăn để vừa giúp người cao tuổi cảm thấy ngon miệng, vừa đem đến các bữa ăn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: Anorexia of Aging: Risk Factors, Consequences, and Potential Treatments

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Exit mobile version