Site icon Medplus.vn

Nguy cơ Loãng xương ở nam giới: Đừng chủ quan!

loãng xương ở nam giới

Loãng xương ở nam giới là gì?

Loãng xương (hay giòn xương hoặc xốp xương) là hiện tượng giảm khối xương và mật độ xương liên tục. Xương sẽ trở nên giòn, yếu và dễ bị gãy.
Loãng xương
được gọi là một “bệnh thầm lặng” bởi nó không có một triệu chứng cụ thể nào. Người ta chỉ được chẩn đoán loãng xương khi gãy xương đã xảy ra. Nam giới có khối xương lớn, không thường xuyên bị thay đổi nội tiết tố nên ít có nguy cơ bị loãng xương hơn nữ giới.
Tuy nhiên, trong vài năm qua, loãng xương ở nam giới đã được công nhận là một vấn đề y tế quan trọng. Nguy cơ mắc bệnh cũng tỉ lệ thuận với tuổi thọ.

Nguy cơ loãng xương tăng cao khi về già

Nguyên nhân gây Loãng xương ở nam giới

Sử dụng thuốc glucocorticoid

Đây là thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh như:

Mất xương là một tác dụng phụ rất phổ biến của các loại thuốc này. Thuốc tác động trực tiếp của họ lên xương,  gây yếu cơ hoặc bất động, giảm hấp thụ canxi, giảm testosterone.

Khi sử dụng thuốc glucocorticoid liên tục, khối xương sẽ bị giảm nhanh chóng, nhất là ở xương sườn và đốt sống. Do đó, người dùng các loại thuốc này nhờ bác sĩ kiểm tra mật độ xương thường xuyên. Nam giới cũng nên được theo dõi nồng độ testosterone trong máu.

Bổ sung canxi và vitamin D rất cần thiết vì các chất này giúp giảm tác động của glucocorticoids lên xương.

Bệnh về tuyến giáp

Ở nam giới, giảm mức độ hormone giới tính (testosterone và estrogen) do tuổi tác cũng có thể gây loãng xương. Tuy nhiên nó không giảm một cách đột ngột như ở nữ giới nên ít gây loãng xương.

Tuy nhiên, một số tác động khác có thể gây sụt giảm testosterone ở nam giới như:

Liệu pháp bổ sung testosterone có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình mất xương. Hiệu quả của nó phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi và tình trạng giảm testosterone sẽ kéo dài bao lâu.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng thiếu hụt estrogen có thể là một nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở nam giới.

Lạm dụng rượu

Có rất nhiều trường hợp cho thấy uống quá nhiều rượu có thể làm giảm mật độ xương và khối xương. Lạm dụng rượu là nguyên nhân phổ biến dẫn đến Loãng xương ở nam giới.

Hạn chế sử dụng rượu và các đồ uống có cồn. Lạm dụng rượu gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và xã hội khác. Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin D. Tập thể dục điều độ cũng giúp giảm nguy cơ loãng xương.

Hút thuốc

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người đàn ông hút thuốc có tỉ lệ mất xương hông và gãy xương sống cao. Nicotin và các hóa chất khác trong thuốc lá có thể trực tiếp gây hại cho xương. Nó có thể ức chế sự hấp thu canxi và các chất dinh dưỡng cần thiết cho xương.
Không chỉ tăng nguy cơ loãng xương, thuốc là còn gây ra nhiều tác hại xấu cho cơ thể. Cũng như rượu, hạn chế hay tốt nhất là ngưng dùng thuốc lá hoàn toàn là cách tốt nhất.

Rối loạn tiêu hóa

Một số chất dinh dưỡng, bao gồm axit amin, canxi, magiê, phốt pho, và vitamin D và K rất quan trọng với sức khỏe xương.
Các bệnh về dạ dày và đường ruột làm giảm sự hấp thụ các chất dinh dưỡng này, gây loãng xương. Thường xuyên bổ sung các chất này bằng thực phẩm và thuốc bổ để xương chắc khoẻ.

Chứng Tăng Canxi niệu

Chứng Tăng Canxi niệu (Hypercalciuria) là tình trạng quá nhiều canxi bị thải ra khỏi cơ thể gây thiếu canxi ở xương. Bệnh nhân bị Tăng Canxi niệu nên nhờ bác sĩ kiểm tra mật độ khoáng xương (BMD) để phòng ngừa loãng xương.

Giảm vận động

Vận động là rất cần thiết để duy trì một bộ xương khỏe mạnh. Nằm yên trong một thời gian dài (do gãy xương, phẫu thuật, chấn thương tủy sống, hoặc bệnh tật) có thể gây mất xương đáng kể.
Thường xuyên vận động, chẳng hạn như đi lại, chạy bộ,… để giảm thiểu nguy cơ loãng xương.

Các yếu tố nguy cơ

Ngăn ngừa loãng xương ở nam giới

Nam giới có ít nguy cơ mắc loãng xương hơn ở nữ giới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng tất cả mọi người đều nên thực hiện các bước sau để bảo vệ sức khỏe xương:

Những loại thực phẩm chứa nhiều Canxi và Vitamin D

Loãng xương là vấn đề không của riêng ai. Nó có thể xảy ra ở mọi giới tính, lứa tuổi, chủng tộc,… một cách lặng lẽ. Nên nhớ, không bao giờ là quá sớm để bắt đầu bảo vệ xương cũng như sức khoẻ của bạn!

Bài viết liên quan:

Nguồn: Viện y tế Hoa Kỳ

Exit mobile version