Site icon Medplus.vn

NGUY CƠ NÀO KHIẾN BẠN NHIỄM BỆNH UỐN VÁN?

nguy co khien ban nhiem uon van - Medplus

Một trong những căn bệnh lây nhiễm nguy hiểm mà chúng ta không thể bỏ qua chính là uốn ván. Vậy uốn ván là bệnh gì? Phương pháp điều trị như thế nào? Đã có vắc xin phòng ngừa chưa? Cùng Songkhoe.medplus.vn tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Uốn ván là bệnh gì?

Uốn ván là bệnh gì?

Bệnh uốn ván là bệnh được gây ra bởi ngoại độc tố của một loại trực khuẩn có tên gọi là Clostridium tetani. Loại vi khuẩn này thường sống và phát triển trong bùn đất, phân động vật, môi trường mang tính chất yếm khí.

Ở Việt Nam, bệnh uốn ván phân bố rải rác ở các tỉnh thành trong cả nước và có ở mọi lứa tuổi. Bệnh có thể gặp bất kỳ thời gian nào trong năm, không mang tính chất mùa rõ rệt. Chương trình loại trừ uốn ván sơ sinh được triển khai từ năm 1992. Từ năm 2005, Việt Nam đã loại trừ uốn ván sơ sinh theo quy mô huyện với tỷ lệ mắc uốn ván sơ sinh dưới 1/1000 trẻ đẻ sống.Tỷ lệ tử vong của bệnh uốn ván cao hơn ở những người không tiêm chủng và người lớn trên 60 tuổi.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh uốn ván?

Thông thường nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương sâu bị nhiễm đất bẩn, bụi đường, phân người hoặc phân súc vật. Qua các vết rách, vết cắn của động vật, vết bỏng, vết thương dập nát, gãy xương phức tạp (gãy xương hở), vết thương nhẹ (chẳng hạn như đinh sắt bị rỉ hoặc gai đâm), hoặc do tiêm chích nhiễm bẩn…

Có một số trường hợp khác mắc uốn ván do liên quan đến bệnh lý nội khoa như vết thương viêm tai giữa, chảy mủ tai, chàm da mạn tính, sâu răng, vết thương lâu lành, vết loét lâu lành như bàn chân tiểu đường, vết loét ung thư vú… Đôi khi có trường hợp thai phụ mắc bệnh uốn ván sau phẫu thuật nạo thai trong những điều kiện không vệ sinh.

Trẻ sơ sinh bị bệnh uốn ván sơ sinh là do nha bào uốn ván xâm nhập qua dây rốn trong khi sinh đẻ vì cắt rốn bằng dụng cụ bẩn hoặc sau khi sinh, trẻ không được chăm sóc rốn sạch sẽ và băng đầu rốn bị cắt không vô khuẩn nên đã bị nhiễm nha bào uốn ván.

Nguyên nhân khiến bạn nhiễm uốn ván

Các triệu chứng thường gặp của uốn ván là gì?

Thông thường, bệnh sẽ phát triển theo từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn cơ thể sẽ bộc lộ những triệu chứng khác nhau. Nếu không phát hiện kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Sau 5 ngày mắc bệnh, cơ thể của bạn sẽ xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, người mệt mỏi và chán ăn. Tiếp đến, một số cơ ở các bộ phận như hàm, cổ và lưng sẽ bị cứng lại, rất khó để hoạt động. Điều này không chỉ khiến bạn cảm thấy đau đớn cơ thể mà phần đầu cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

Khi cơ thể bị sốt sẽ rất dễ ra mồ hôi và mất nước. Sau đó là tình trạng tiểu tiện hay đại tiện thường xuyên, mất kiểm soát. Giai đoạn cuối của bệnh, cơ thể người nhiễm sẽ ngày càng mệt mỏi, khó thở thậm chí là nghẹt thở dẫn tới suy hô hấp nặng.

Nếu đến lúc này bệnh nhân vẫn không được điều trị thì sẽ dẫn đến tình trạng khóa hàm. Đặc biệt, khi bị nhiễm bệnh phần xương của người bệnh rất giòn và yếu. Chính vì vậy, chỉ cần một va chạm nhẹ cũng rất dễ khiến bệnh nhân bị gãy xương

Nguy cơ nhiễm uốn ván là gì?

Các yếu tố sau có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh uốn ván, bao gồm:

Những vết thương sau có thể gây ra uốn ván:

Xem thêm: Bà bầu bị uốn ván có sao không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Chẩn đoán bạn có nhiễm uốn ván không bằng cách nào?

Bác sĩ chẩn đoán bệnh uốn ván qua khám sức khỏe lâm sàng. Đặc biệt là khám cơ bắp và thần kinh. Bác sĩ có thể cọ xát một miếng gạc trên vết thương của bạn. Sau đó lấy mẫu và gửi đến phòng thí nghiệm, để tìm ra khuẩn uốn ván. Ngoài ra bác sĩ có thể thực hiện cả việc xét nghiệm máu cho bạn.

Điều trị uốn ván như thế nào?

Tùy thuộc vào từng mức độ nhiễm bệnh của người mắc mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Thời gian điều trị bệnh dứt điểm sẽ cần một khoảng thời gian khá dài. Chính vì vậy, bệnh nhân cần có sự kiên nhẫn cũng như nghỉ ngơi hợp lý để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Xem thêm: Phòng ngừa và điều trị uốn ván ở trẻ sơ sinh

Những phương pháp phòng ngừa uốn ván hiệu quả mà bạn nên biết

Phòng ngừa bệnh uốn ván như thế nào?

Bạn có thể tham khảo một số phòng khám tiêm ngừa vắc xin uốn ván uy tín dưới đây

Nguồn: Hellobacsi.com, Vinmec.com, Vnvc.vn

Exit mobile version