Site icon Medplus.vn

05 Nguyên Nhân Bệnh Câm

05 Nguyên Nhân Bệnh Câm

05 Nguyên Nhân Bệnh Câm

Bệnh câm là trạng thái con người không nói được, có thể do bẩm sinh, cũng có thể do nhiều yếu tố khác. Cùng Medplus tìm hiểu 05 nguyên nhân bệnh câm.

Bệnh câm là gì?

Bệnh câm hay là trạng thái không nói được có thể do bẩm sinh. Có thể rối loạn ngôn ngữ hoặc do rối loạn các chức năng bên trong của cơ thể. Một số người không nói do rối loạn trầm cảm. Hầu hết những người bị câm là do bị điếc từ nhỏ. Một tác dụng phụ của thuốc, chấn thương, nhiễm trùng hoặc bệnh có thể gây mất cảm giác thính giác dẫn đến mất khả năng ngôn ngữ.

Câm điếc bẩm sinh bệnh học: Câm điếc bẩm sinh có thể do nguyên nhân di truyền. Hoặc do nguyên nhân mắc phải khi mẹ mang thai trong ba tháng đầu. Hoặc cũng có thể kết hợp cả hai vừa do di truyền vừa do mắc phải. Câm là hậu quả của chứng điếc sớm ở trẻ. Do trẻ bị điếc ngay từ khi sinh ra nên không tiếp nhận được các tín hiệu âm thanh nên trẻ không thể nói và gây câm.

Bệnh câm hay là trạng thái không nói được

Có nhiều nguyên nhânbệnh câm ở trẻ. Cùng Medplus tìm hiểu 05 Nguyên nhân bệnh câm

Nguyên nhân 1: Di truyền

Gen câm điếc nằm trên nhiễm sắc thể thường, di truyền do gen trội hay gen lặn đều có thể dẫn đến điếc. Các nhà khoa học đã phát hiện một loại gen gây điếc và tên là gen PDS.Người có thể hình bình thường nhưng có gen di truyền câm điếc là gen lặn ở thể đồng hợp tử, nếu xây dựng gia đình với người bình thường (không mang gen lặn) thì con của họ sinh ra sẽ bình thường. Tuy con không bị điếc nhưng mang gen lặn ở thể dị hợp tử, và  Nếu người mang gen lặn ở thể đồng hợp tử xây dựng gia đình với người cùng mang gen lặn (đồng hợp tử hay dị hợp tử), thì con của họ sinh ra sẽ bị câm điếc.

Nguyên nhân 2: Đột biến liên quan đến 4 gen GJB2, GJB3, SLC26A4, 12S rRNA

Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 15 nghìn trẻ em sinh ra mắc khiếm thính bẩm sinh. Phát hiện sớm các đột biến gen gây bệnh là yếu tố định hướng cho việc chẩn đoán và điều trị. Nó giúp trẻ khiếm thính phát triển tư duy và ngôn ngữ bình thường. Nghiên cứu này ứng dụng kĩ thuật DNA microarray và giải trình tỷ lệ gen thế hệ mới (Next-generation sequencing) trên 250 trẻ khiếm thính và 250 trẻ bình thường. Thực hiện  trong khu vực Hà Nội. Nó nhằm xác định nhóm gen đột biến gây khiếm thính bẩm sinh trong cộng đồng người Việt Nam.

Qua đó, phát hiện 17 đột biến trên 250 trẻ khiếm thính khi nghiên cứu 9 loại đột biến phổ biến tại 4 gen GJB2, GJB3, SLC26A4, 12S rARN với tỉ lệ 6,4%. Sử dụng Next-generation sequencing cho 30 trẻ khiếm thính có yếu tố di truyền cao trong nhóm trên. Ta phát hiện thêm đột biến  gây điếc khác tại 3 gen TMC1 ; MT – TH; MT – TL1.

Nguyên nhân 3: Do bị điếc bẩm sinh

Bệnh điếc bấm sinh thường ít gặp. Nguyên nhân gây ra cũng có mấy loại. Một là do vấn đề gien. Trong quá trình di truyền có xuất hiện sự sai lệch. Hai là, người mẹ trong thời kỳ mang thai bị bệnh và đã uống một số loại thuốc gì đó có khả năng gây tổn hại thần kinh thính giác của thai nhi. Thuốc gây tác dụng thông qua đường máu. Ba là, đầu của trẻ sơ sinh bị tổn thương do đẻ khó. Những nguyên nhân này có khả năng gây ra điếc bẩm sinh.

Những người bị điếc có thể bị câm. Đây là một trong những nguyên nhân bệnh câm thường gặp.

Nguyên nhân 4: Tổn thương các bộ phận cơ thể có liên quan đến nói

Các bộ phận liên quan đến nói là: lưỡi, họng, dây thanh âm… Các bộ phận này bị tổn thương là nguyên nhân bệnh câm.

Nguyên nhân 5: Chấn thương vùng broca

Vùng có liên quan đến sản xuất ngôn ngữ

Dạng mất ngôn ngữ này được đặt theo tên của người đã khám phá ra vùng não chịu trách nhiệm tạo ra lời nói. Chứng mất ngôn ngữ Broca có khi còn được gọi là “chứng mất ngôn ngữ vận động”. Nó nhằm để nhấn mạnh việc chỉ có hoạt động tạo ra ngôn ngữ bị suy yếu. Còn các thành phần khác đều giữ nguyên.  Tổn thương ở khu vực Broca là kết quả của sự gián đoạn sự lưu thông của máu. Máu này chảy qua đến nuôi dưỡng khu vực Broca của não. Thường chứng mất ngôn ngữ Broca sẽ làm bệnh nhân mất khả năng nói ra được những câu từ có thể hiểu được. Họ chỉ còn khả năng hiểu điều đối phương nói. Thường, những người mắc phải chứng mất ngôn ngữ Broca cảm thấy rất khó chịu. Bởi lẽì họ không thể chuyển ý nghĩ của mình thành từ ngữ. Một số bệnh nhân có thể nói được một vài từ. Tuy nhiên những từ này có thể giúp họ giao tiếp như kiểu điện tín.

Chấn thương vùng Borca

Vì vùng Broca và vùng não điều khiển vận động một bên cơ thể (thường là bên phải) có chung một hệ thống mạch máu nuôi dưỡng. Nên chứng mất ngôn ngữ Broca thường đi kèm với sư yếu liệt cơ thể . Ví dụ như yếu nửa người hoặc liệt nửa người bên phải. Bên cạnh đó là chứng mất khả năng đọc và chứng mất khả năng viết.

Xem thêm 05 đối tượng dễ mắc bệnh câm

Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Nguồn tổng hợp WebMD

Exit mobile version