Site icon Medplus.vn

Nguyên nhân dậy thì muộn ở bé gái và bé trai

Dậy thì muộn được hiểu giống như sự phát triển bình thường của các bé nhưng đến độ tuổi dậy thì lại không có những dấu hiệu thay đổi về mặt sinh học. Có nhiều nguyên nhân gây ra dậy thì muộn ở trẻ.

Nguyên nhân dậy thì muộn ở bé gái và bé trai

Như thế nào là dậy thì muộn?

Tuổi dậy thì đánh dấu cơ thể của trẻ em bắt đầu phát triển hoàn thiện. Thường bắt đầu ở độ tuổi

  • Từ 7 đến 13 với nữ.
  • Độ tuổi từ 9 đến 15 với nam.

Lúc này dưới sự tác động của vùng dưới đồi và tuyến yên. Tuyến sinh dục của trẻ bắt đầu tăng cường sản xuất các hormone sinh dục (testosterone ở bé trai và estrogen ở bé gái) tác dụng làm các đặc trưng giới tính của trẻ. Chẳng hạn như ngực và buồng trứng ở bé gái, cơ bắp và tinh hoàn ở bé trai.

Dậy thì muộn (hay còn gọi là chậm dậy thì) là tình trạng tuổi dậy thì không bắt đầu vào thời điểm như thông thường. Khi trẻ gái trên 13-14 tuổi và trẻ trai trên 15-16 tuổi vẫn chưa xuất hiện các dấu hiệu của tuổi dậy thì thì xem như dậy thì muộn.

Nguyên nhân dậy thì muộn ở bé gái

Nguyên nhân 1: Buồng trứng có vấn đề là nguyên nhân dậy thì muộn

Có thể do suy buồng trứng sớm. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do phóng xạ – thường được dùng để điều trị bệnh bạch cầu và một số loại ung thư khác. Ngoài ra, hội chứng Turner – bệnh do mất đi một phần hay toàn bộ nhiễm sắc thể X ở nữ giới, cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng suy buồng trứng. Hầu hết những bé gái mắc phải hội chứng Turner có triệu chứng như: lùn, da ở cổ thừa ra, vòm miệng uốn cao, cẳng tay quay ra ngoài, xương ngực lõm.

Buồng trứng bị tổn thương sẽ làm trẻ dậy thì trễ. Vì thiếu hormone tuyến yên (LH và FSH), hay còn gọi là gonadotropin. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng xảy ra khi cơ thể không sản sinh hormone tăng trưởng.

Nguyên nhân 2: Nguyên nhân dậy thì muộn là do thể chất

Một vài bé gái dậy thì muộn đơn giản là chúng sẽ trưởng thành muộn hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Khi giai đoạn dậy thì bắt đầu thì mọi việc sẽ diễn ra bình thường. Trường hợp này gọi là dậy thì muộn do thể chất, thường phổ biến ở bé trai hơn bé gái.

Nguyên nhân 3: Do di truyền

Dậy thì đôi khi cũng là một phần được di truyền từ bố mẹ. Nếu bé bị dậy thì muộn rất có thể người mẹ hoặc người bố là người dậy thì muộn.

Nguyên nhân 4: Lượng mỡ của cơ thể bị giảm đi

Lượng mỡ của cơ thể giảm là nguyên nhân chính gây dậy thì muộn ở các bé gái. Thường xảy ra ở

  • Những bé gái hay vận động. Đặc biệt là chuyên viên thể dục, vũ công múa ba-lê, tuyển thủ bơi lội.
  • Các bé mắc chứng chán ăn tâm lý. Vì chúng sợ sẽ mập lên dù thực tế thân hình chúng gầy hơn bình thường.
  • Do mắc các bệnh kinh niên – những người có hàm lượng chất béo thường xuyên bị giảm so với khối lượng mỡ trong cơ thể.
Những bé gái hay vận động

Nguyên nhân dậy thì muộn ở bé trai

Nguyên nhân 1: Do di truyền là nguyên nhân dậy thì muộn

Trong khoảng 2/3 trường hợp, dậy thì muộn ở bé trai là do di truyền từ bố mẹ. Nếu người mẹ dậy thì sau 14 tuổi và bố dậy thì sau 16 tuổi thì có khả năng con cũng bị dậy thì muộn.

Nguyên nhân 2: Do mắc các bệnh mạn tính

Những bé trai mắc các bệnh mạn tính như

  • Viêm đại tràng.
  • Bệnh thiếu máu hồng cầu liềm
  • Xơ nang.

Cũng thường rơi vào tình trạng này.

Nguyên nhân 3: Nguyên nhân dậy thì muộn là do thiếu hụt hormone

Một số ít bé trai rơi vào tình trạng này là do bị thiếu hormone luteinizing (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH) hay còn gọi là sự thiếu hụt hormone điều hòa tuyến sinh dục riêng biệt (IGD). Tình trạng này thường xuất hiện ngay từ khi sinh ra, những bé trai mắc phải sự thiếu hụt này đều có dương vật nhỏ bất thường.

Lúc này, các hormone tuyến yên khác vẫn được tạo ra và phát triển bình thường. Nếu bé trai đã 17 tuổi mà vẫn chưa dậy thì, đây có thể là dấu hiệu cho biết con mắc phải chứng thiếu hụt hormone điều hòa tuyến sinh dục riêng biệt (IGD). Những dấu hiệu khác có thể là khứu giác không tốt hay còn gọi là hội chứng Kallmann. Bên cạnh đó, tinh hoàn có vấn đề cũng là nguyên nhân khiến bé trai dậy thì muộn.

Do hormones

Ngoài ra, một vài nguyên nhân khác ảnh hưởng đến tinh hoàn bao gồm từng phẫu thuật tinh hoàn hoặc phẫu thuật trị ung thư.

Xem thêm 05 Dấu Hiệu Nhận Biết Dậy Thì Sớm Ở Nam

Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Nguồn tổng hợp WebMD