Site icon Medplus.vn

Nguyên nhân đục thủy tinh thể ở mắt

Đục thủy tinh thể ở mắt hay cườm khô, cườm đá, cườm hạt là một trong những bệnh lý về mắt có nguy cơ dẫn đến mù lòa nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Nguyên nhân đục thủy tinh thể ở mắt

Thủy tinh thể ở mắt là gì?

Thủy tinh thể ở mắt là một dạng thấu kính trong suốt, hai mặt lồi, nằm sau mống mắt. Thủy tinh thể không chứa mạch máu và thần kinh nên dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu.

Bình thường thủy tinh thể có chức năng điều tiết, cho ánh sáng đi qua và hội tụ tại võng mạc giúp ta có thể nhìn thấy mọi vật.

Bệnh đục thủy tinh thể ở mắt là gì?

Bệnh đục thủy tinh ở mắt thể hay còn gọi là đục nhân mắt, bệnh cườm đá, cườm khô.

Vì nguyên nhân nguyên phát hoặc thứ phát dẫn đến việc thủy tinh thể bị mờ không còn trong suốt. Giống như tấm gương bị mờ ánh sáng khó đi qua. Không hội tụ được tại võng mạc ta gọi là bệnh đục thủy tinh thể.

Do ánh sáng khó đi qua nên người bệnh bị đục thủy tinh thể bị giảm thị lực, nhìn mờ và có nguy cơ bị mù lòa.

Người bệnh nhìn mờ và có nguy cơ bị mù lòa

Nguyên nhân đục thủy tinh thể ở mắt

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh như: môi trường, lối sống, chế độ dinh dưỡng, di truyền, chấn thương…Tuy nhiên đục thủy tinh thể do tuổi tác chiếm tới 99%. Hiện tượng đục thể thuỷ tinh hầu hết đều xuất hiện sau độ tuổi 60.

Tuổi tác

Khi con người già đi, những sự thay đổi có thể xảy ra trong cấu trúc protein thủy tinh thể dẫn đến đục thể thuỷ tinh.

Đa số những người mắc bệnh là người già

Bẩm sinh

Trẻ em mới sinh ra cũng có nguy cơ mắc đục thủy tinh thể do rối loạn si truyền. Ngoài ra bệnh cũng có thể phát triển do mẹ khi mang thai mắc các bệnh truyền nhiễm như như bệnh sởi, bệnh rộp da và giang mai.

Các nguyên nhân thứ phát

Các căn bệnh như tăng nhãn áp, tiểu đường cũng có thể biến chứng thành đục thể thuỷ tinh. Dùng kéo dài một số thuốc như corticoid (nhỏ cũng như uống), thuốc hạ mỡ máu (simvastatin), thuốc chống loạn nhịp tim (amilodarone), thuốc trầm cảm (phenothiazin)… làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể ở mắt.

Chấn thương

Một số chấn thương có thể dẫn đến sự hình thành đục thể thuỷ tinh ngay hoặc sau nhiều năm.

Các nguyên nhân khác

Bao gồm mắt tiếp xúc quá nhiều với tia UV (tia cực tím), tia X và bức xạ khác trong lúc xạ trị. Ánh nắng mặt trời đã được chứng minh làm đục thể thuỷ tinh gấp 2 đến 3 lần nhóm chứng và không thể xem là yếu tố phối hợp. Rối loạn dinh dưỡng, ỉa chảy mất nước, thiếu hụt các yếu tố chống oxi hoá, hút thuốc, uống rượu cũng là những yếu tố phối hợp quan trọng.

Mắc các bệnh về mắt tái đi tái lại nhiều lần: viêm giác mạc, viêm kết mạc, chấn thương mắt, khô mắt…

Người mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, bệnh về mắt…

Dùng quá nhiều chất kích thích như bia rượu, thuốc lá…

Trong gia đình có người mắc bệnh đục thủy tinh thể ở mắt.

Xem thêm bài viết: Các nguyên nhân gây ra đau thắt ngực

Nguồn tham khảo: NHS

Đừng quên ghé MedPlus mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!