Site icon Medplus.vn

Nguyên nhân gây bệnh down ở thai nhi

Nguyên nhân gây bệnh down ở thai nhi

Nguyên nhân gây bệnh down ở thai nhi

Nguyên nhân gây bệnh down ở thai nhi và phương pháp đo độ mờ da gáy phát hiện bệnh sớm mà chúng tôi sẽ giới thiệu, chỉ ra cho bạn trong bài viết này, chắc chắn sẽ hỗ trợ thai phụ trong việc tìm ra nguyên do mà nhanh chóng có hướng điều trị hợp lý tốt nhất khi bé con chào đời.

Nguy cơ thai nhi bị Down

Nguyên nhân gây bệnh down ở thai nhi

Nguyên nhân nào gây ra bệnh Down ở thai nhi?

Khi nào cần đi khám bác sĩ để có thể tầm soát với bệnh Down?

Cách tầm soát bệnh Down cũ

Tầm soát bệnh Down bằng phương pháp đo độ mờ da gáy

Độ mờ da gáy là gì?

Tầm soát bệnh Down bằng cách siêu âm thai đo độ mờ da gáy

Đến thập niên 90, giới chuyên môn ghi nhận có sự liên quan giữa độ mờ da gáy dày ở bào thai và hội chứng Down. Độ mờ da gáy càng dày thì nguy cơ hội chứng Down càng tăng. Các mẹ cần nhớ rằng, dấu hiệu này chỉ xuất hiện trong một giai đoạn từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày. Sau 14 tuần, da gáy sẽ trở về bình thường và điều này không có nghĩa là thai bình thường.

Sàng lọc hội chứng Down dựa trên tuổi mẹ phối hợp với đo độ mờ da gáy thai 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày sẽ giúp phát hiện gần 80% hội chứng Down. Lưu ý, nếu da gáy dày nhưng nhiễm sắc thể bình thường (trẻ không bị hội chứng Down), thì trẻ vẫn có nguy cơ cao bị dị tật tim thai.

Nếu độ mờ da gáy trên 3.5mm, khoảng 1/3 trường hợp sẽ có bất thường nhiễm sắc thể. Trong 2/3 các trường hợp còn lại sẽ có 1/16 trường hợp có dị tật tim (Thống kê của Viện Y khoa thai nhi, ở London- Anh). Do đó, khi thai có da gáy dày và nhiễm sắc thể bình thường thì vẫn cần được một chuyên gia về tim thai siêu âm lúc 22 tuần.

Bình thường, thời điểm bắt đầu khám sàng lọc trước sinh từ khi thai 11-13 tuần, nhưng tốt nhất là đúng 12 tuần. Các thời điểm tiếp theo sẽ là 20 – 22 tuần; 30 – 32 tuần. Đối với bệnh Down, siêu âm kiểm tra thai giai đoạn 11-13 tuần, thường phát hiện được dấu hiệu dày khoảng sáng sau gáy. Hygroma Kystique (dị dạng bạch mạch dạng nang) là triệu chứng khá đặc hiệu trong một số bất thường của bộ nhiễm sắc thể, và là một trong những bất thường thể hiện sớm trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Kết quả quan sát trên màn hình siêu âm là vùng da gáy dày, phồng lên từ vài mm đến hàng chục mm, da đầu dày, da bụng cũng có thể dày. Khi siêu âm thấy hình ảnh này, nhất thiết bác sĩ phải khuyên sản phụ đến chuyên khoa sản sâu hơn để kiểm tra. Trường hợp Hygroma Kystique lớn, thai nhi có tình trạng hết nước ối, việc chẩn đoán có thể bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn.

Nếu sản phụ bỏ qua thăm khám siêu âm thời kỳ 11-13 tuần, những thời điểm sau, có thể quan sát thấy da dày ở thai nhi, không có sống mũi, khoảng cách hai mắt xa nhau, dị tật tim, và chân tay (đa dị tật). Đặc biệt, đối với bệnh này, lưỡi của thai nhi to, dày nên miệng thai nhi luôn há. Nhìn chung, trong tất cả bất thường phát hiện được qua siêu âm, cần phải chọc ối làm nhiễm sắc đồ thai nhi.

Chính vì vậy, việc tối quan trọng với mẹ bầu là phải đi đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám thai và siêu âm để được đo độ mờ da gáy phát hiện bệnh down nếu có vào tuần 11-13 thai kỳ.

Các biểu hiện bất thường về hình thái và chức năng ở trẻ mắc bệnh Down

Hiện tại tuy đã có nhiều thành tựu về mặt y học, tuy nhiên bệnh down vẫn chưa được điều trị, với những trẻ bị down, việc giáo dục kỹ năng thể chất và tâm thần cần được duy trì suốt đời.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version