Bệnh lỵ amip ở trẻ em là loại bệnh không được xem thường, vì đây là tình trạng có diễn biến phức tạp, cấp tính, dễ gây nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời. Trẻ thường mắc bệnh lỵ amip vào thời điểm mùa hè, hoặc đến kỳ mưa lũ – thời điểm cho các loại vi khuẩn sinh sôi. Vậy bệnh có nguyên nhân từ đâu? Cách nào điều trị? Mời bố mẹ cùng theo dõi những kiến thức được tổng hợp sau đây.
1. Nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh lỵ amip
Bệnh lỵ amip ở trẻ em là tình trạng ruột già bị nhiễm khuẩn, do loài có tên là Entamoeba histolytica gây ra. Sau giai đoạn ủ mầm, trẻ mắc bệnh lỵ amip sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: sốt nhẹ, hoặc không sốt, phân sệt có dính máu hoặc chất nhầy đờm, đau bụng, mót rặn. Kèm theo đó là tiểu ít nước, phân ít, nhưng đi nhiều lần trong ngày.
Bệnh không gây nên tình trạng mất nước ở bé. Có 2 con đường chính lây nhiễm bệnh lỵ amip ở trẻ:
1.1 Truyền nhiễm trực tiếp
Nghĩa là lây trực tiếp từ mẹ sang bé, qua đường tiếp xúc tay chân. Vì loại vi khuẩn này có thể tồn tại khoảng 5 phút nếu ở bàn tay, còn ở móng tay thì lâu hơn – đến 45 phút.
1.2 Truyền nhiễm gián tiếp
Vi khuẩn mang mầm bệnh sống trong phân lỏng, sau đó, đóng kéo theo các loài côn trùng như ruồi, muỗi. Các loài này mang bệnh lây truyền sang thức ăn, nước uống và xâm nhập vào cơ thể người. Hoặc, lây nhiễm từ các loài động vật nhiều lông như chó, mèo,…sang người.
2. Cách điều trị bệnh lỵ amip ở trẻ em bố mẹ cần lưu ý
2.1 Một số nguyên tắc điều trị trẻ mắc bệnh lỵ amip
Nguyên tắc trước tiên cần nhớ là luôn bổ sung lượng nước cho cơ thể bé trong suốt quá trình điều trị bệnh lỵ amip ở trẻ em. Dùng đúng liều, đúng thuốc kháng sinh, cung cấp chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp để con mau hồi phục. Đồng thời, đồng hành cùng bác sĩ tuân thủ phác đồ theo dõi tiến độ điều trị bệnh cho con.
2.2 Cách điều trị bệnh lỵ amip ở trẻ em
Ngay khi nhận thấy bé xuất hiện các triệu chứng như đi phân lỏng nhiều hơn 3 lần mỗi ngày, phân có dính máu, nhầy đờm, kéo dài hơn 24 tiếng mà chưa khỏi, hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời. Tại đây, các bác sĩ sẽ kết hợp các công cụ xét nghiệm như phân tích phân, chụp X quang và siêu âm để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bé.
2.3 Cách phòng ngừa trẻ mắc bệnh lỵ amip
Một số gợi ý cách phòng ngừa bệnh lỵ amip cho trẻ em:
- Trong gia đình, tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc nấu chín, nấu sôi
- Dạy bé rửa tay sạch sẽ cả trước và sau khi đi vệ sinh
- Không để móng tay bé quá dài – làm nơi trú ngụ cho các loại vi khuẩn, vi trùng sinh sôi và ẩn náu
- Đảm bảo xử lý thường xuyên nguồn nước sinh hoạt trong gia đình
- Khử trùng đều đặn các thiết bị ăn uống trong gia đình, nhất là vật dụng của con
- Khử Clo định kỳ và kiểm tra đều đặn các bộ lọc
- Bảo quản đồ ăn đúng cách, tránh để các loài vi khuẩn, côn trùng đậu, bám
- Đảm bảo giữ gìn vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, từ phòng ốc trong nhà đến sân vườn xung quanh.
Nhà có em bé nhỏ thì càng phải phòng ngừa kỹ càng hơn. Có thể sử dụng một số loại thuốc, dụng cụ lưới chống ruồi, muỗi, côn trùng để thường xuyên diệt khử vi khuẩn gây hại trong nhà.
Xem thêm bài viết:
- Nên cho trẻ uống sữa ít béo hay sữa nguyên kem?
- Giữ cơm trưa an toàn thực phẩm cho trẻ
- Thể dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt
Nguồn: verywellfamily