Site icon Medplus.vn

Nguyên nhân gây Loãng xương ở trẻ em cần lưu ý

350925248 H 1024x700 1 - Medplus

Theo Viện Nghiên cứu Loãng xương và các bệnh về xương – thuộc Viện Y tế Hoa Kỳ (NIH), có nhiều nguyên nhân gây Loãng xương ở trẻ em. Nếu không can thiệp kịp thời, nó sẽ là một vấn đề nghiêm trọng vì đây là giai đoạn cơ thể phát triển mạnh nhất. Sức khỏe xương trong 20 năm đầu đời sẽ ảnh hưởng đến độ chắc khỏe của xương cả một cuộc đời về sau.

Loãng xương ở trẻ em là gì?

Loãng xương hay “xương xốp” là bệnh gây ra do sự giảm hình thành xương mới, mất xương hoặc cả hai. Những người bị loãng xương có nguy cơ gãy xương cao. Bệnh phổ biến ở người già, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi.
Loãng xương hiếm khi xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên. Thường do một vấn đề y tế khác hoặc do tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh đó gây ra (loãng xương thứ phát). Cũng có trường hợp trẻ bị Loãng xương bẩm sinh hoặc không xác định được nguyên nhân (loãng xương nguyên phát).

Giảm mật độ và khối xương gây Loãng xương ở trẻ em

Nguyên nhân gây Loãng xương ở trẻ em

1. Loãng xương thứ phát

Loãng xương thứ phát ở trẻ em có thể là kết quả của bất thường xương và các cơ chế liên quan như:

Viêm khớp tự phát

Các nghiên cứu cho thấy trẻ em bị viêm khớp tự phát có khối lượng xương thấp hơn bình thường.
Thuốc dùng để điều trị viêm khớp tự phát thiếu niên có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến khối xương. Ví dụ như thuốc Prednison.

Bất động lâu ngày

Vận động rất cần thiết cho việc phát triển mật độ xương và duy trì khối xương. Trẻ bị viêm khớp tự phát sẽ có ít hoạt động thể chất vì có thể gây đau tình trạng nặng hơn. Nếu tình trạng kéo dài có thể dẫn đến mất xương hoặc giảm quá trình tạo xương.

Bệnh lý

Thuốc điều trị bệnh

Lối sống và chế độ dinh dưỡng

Đối với trẻ em bị Loãng xương thứ phát, cách tốt nhất là xác định và điều trị các bệnh và bất thường xương trước.Trong trường hợp Loãng xương do thuốc, có thể hỏi bác sĩ về loại thuốc thay thế. Giống như tất cả những người mắc Loãng xương thứ phát, trẻ em cũng cần một chế độ ăn giàu canxi và vitamin D. Duy trì hoạt động thể chất điều độ để ngăn ngừa các biến chứng khác.

2. Loãng xương nguyên phát

Loãng xương nguyên phát là tình trạng loãng xương không rõ nguyên nhân. Nó được chẩn đoán sau khi bác sĩ đã loại trừ các nguyên nhân khác gây ra bệnh Loãng xương thứ phát nêu trên.
Dạng loãng xương hiếm gặp này thường xảy ra trước khi trẻ bắt đầu dậy thì. Độ tuổi trung bình khi khởi phát là 7 tuổi, với phạm vi từ 1 đến 13 tuổi. Tin tốt là hầu hết trẻ mắc bệnh đều có thể phục hồi xương hoàn toàn khi lớn lên.

Đặc điểm lâm sàng

Đau ở lưng dưới, hông và bàn chân, thường kèm theo khó đi lại.
Đau đầu gối và mắt cá chân.
Gãy xương chi dưới.
Các dị tật về thể chất bao gồm độ cong bất thường của cột sống trên (kyphosis), mất chiều cao, ngực bị trũng hoặc khập khiễng. Có thể trở lại bình thường khi trị khỏi Loãng xương nguyên phát.
Mật độ xương thấp, gãy xương và sụp, sai lệch đốt sống do chịu trọng lực.

Bổ sung Canxi và Vitamin D từ thực phẩm

Dù là do nguyên nhân nào gây ra, Loãng xương ở trẻ em cũng là một vấn đề nguy hiểm. Trẻ em và thanh thiếu niên là giai đoạn quan trọng để hình thành một bộ xương chắc khỏe. Hãy cho trẻ tập luyện thể thao thường xuyên, ăn nhiều chất và uống sữa bổ sung canxi. Quan tâm đến sức khoẻ con cái chính là cách chuẩn bị tốt nhất cho tương lai của trẻ sau này.

Hãy ghé thăm MedPlus mỗi ngày để đọc thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khoẻ gia đình nhé!

Bài viết liên quan:

Nguồn: NIH Osteoporosis and Related Bone Diseases – National Resource Center

Exit mobile version