Site icon Medplus.vn

Nguyên nhân khủng hoảng tuổi lên 3

nguyen nhan khung hoang tuoi len 3 2 - Medplus

Nguyên nhân khủng hoảng tuổi lên 3

Tuổi lên 3 là giai đoạn trẻ có nhiều thay đổi về tâm lý và hành vi. Tuy nhiên, nếu biết rõ nguyên nhân khủng hoảng tuổi lên 3, bố mẹ sẽ không cần quá lo lắng mà hãy kiên nhẫn và đồng cảm với con hơn nhé!

1. Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì?

Khủng hoảng tuổi lên 3 là một dấu mốc phát triển hoàn toàn bình thường và tất yếu của trẻ. Cũng như các giai đoạn khủng hoảng khác trong cuộc đời, trẻ sẽ học cách giải quyết được các vấn đề và phải cố gắng vượt qua nó thì mới có thể phát triển bình thường, cứng cáp và có đủ kỹ năng để sẵn sàng đối mặt với những giai đoạn khủng hoảng về sau.

Nguyên nhân khủng hoảng tuổi lên 3

2. Khủng hoảng tuổi lên 3 bắt đầu khi nào?

Giống như tên gọi của nó, giai đoạn khủng hoảng này bắt đầu từ khi trẻ lên 3 tuổi. Ở giai đoạn này, trẻ đã học thêm được nhiều kỹ năng hơn và có sự thay đổi rõ rệt về tâm lý và hành vi.

3. Khủng hoảng tuổi lên 3 kéo dài bao lâu?

Giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 thường kéo dài từ khi trẻ 3 tuổi đến 4 tuổi rưỡi với mức độ và cường độ khác nhau, tùy thuộc vào tính khí của mỗi bé.

4. Nguyên nhân khủng hoảng tuổi lên 3

Nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng tuổi lên 3 chính là do sự mâu thuẫn giữa năng lực cá nhân và nhu cầu của trẻ.

Khi lên 3 tuổi, trẻ bắt đầu ý thức được khả năng của mình: các cơ quan vận động cũng như kỹ năng vận động phát triển hơn, bé sử dụng các cơ ngón tay khéo léo hơn, ngôn ngữ và khả năng diễn đạt mong muốn của bản thân cũng tiến bộ hơn, trẻ tích lũy được nhiều kiến thức về thế giới xung quanh hơn, và có khả năng tự phục vụ mình,…

Lúc này, trẻ cũng bắt đầu phát triển ý thức độc lập và có nhu cầu muốn khẳng định bản thân. Trẻ có mong muốn tự mình làm những việc như: tự xúc ăn, tự thay quần áo, chọn mặc quần áo mà mình thích, tự chọn đồ chơi, sách truyện mà mình yêu thích, muốn phụ một tay giúp bố mẹ làm việc nhà,…

Trẻ cũng hay so sánh bản thân với người lớn trong nhà, muốn làm mọi việc giống như người lớn và được người lớn công nhận. Tuy nhiên, vì khả năng vẫn còn hạn chế nên các bé chưa thể tự mình làm được mọi việc, hoặc thường xuyên bị bố mẹ ngăn cấm vì lý do an toàn, do đó mới nảy sinh xung đột.

Một lý do nữa là ở giai đoạn này, khả năng ngôn ngữ của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Chính vì thế, các bé chưa biết cách diễn đạt trọn vẹn những mong muốn của mình với người khác. Điều này sẽ gây ức chế cho trẻ, khiến trẻ dễ dàng nổi cáu, bướng bỉnh và hay la hét.

5. Đặc điểm tâm lý của trẻ 3 tuổi

Cái tôi cá nhân bắt đầu hình thành và được thể hiện ra ngoài

Trẻ thích tự làm mọi việc, tự chơi theo ý muốn của mình. Trẻ bắt đầu hình thành ý thức cá nhân và có thể phân biệt sự khác biệt giữa bản thân và thế giới xung quanh. Vì vậy, trẻ dần nảy sinh ý muốn và hành động phân biệt mình với người khác, thích nghe người khác đánh giá và nhận xét về mình, và dĩ nhiên, lời khen chính là niềm mong muốn cũng như động lực để bé cố gắng hoàn thiện mọi việc với kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên tránh việc làm dụng lời khen và khen ngợi trẻ quá mức, điều này rất dễ mang đến những hậu ủa tiêu cực cho hành vi, cư xử của trẻ.

Cái tôi được thể hiện rõ ràng nhất khi bé muốn tự làm mọi việc, yêu cầu quyền lợi cá nhân đối với mọi vật xung quanh, muốn trở thành người lớn và được công nhận như người lớn ngay tức khắc, không muốn bất cứ ai can thiệp vào các hoạt động của mình. Mong muốn trở thành người lớn, được tôn trọng sự độc lập là động lực thúc đẩy sự phát triển cái tôi của trẻ lên 3.

Quan tâm nhiều hơn tới thế giới xung quanh

Lúc này, trẻ bắt đầu chú ý hơn tới các vật dụng trong gia đình, vì vậy sẽ không lạ nếu trẻ muốn chạm vào và thử nghiệm cách hoạt động của những đồ dùng này. Trẻ thích quan sát các hiện tượng qua lăng kính cửa sổ, bắt chước tiếng kêu và động tác của các con vật, thích nghịch nước và chơi bóng…

Sự quan tâm của trẻ được thể hiện thông qua trí tò mò luôn thôi thúc trẻ tìm hiểu khám phá tính chất của sự vật. Trong mắt trẻ lúc này, mọi thứ đều là đồ chơi. Và từ đó, chính những món đồ chơi này trở thành đạo cụ giúp trẻ luyện tập các kỹ năng đơn giản và phát triển trí tưởng tượng của trẻ.

Biết thể hiện cảm xúc của mình

Khi trẻ lên 3 cũng là lúc trẻ biết cách bày tỏ tình cảm của mình với ông bà, bố mẹ, và học cách tỏ ra thân thiện, cởi mở hơn với các bạn cùng chơi.

Lúc này, trẻ cũng đã có ý thức về cảm xúc rất rõ rệt, bé tỏ ra thích thú, vui sướng khi được khen, biết hối lỗi khi làm sai, biết xấu hổ khi bị quở trách. Thậm chí, bé có thể tự đưa ra nhận xét về mình, bé học kỹ năng này thông qua việc bắt chước cách nhận xét của người lớn hoặc liên hệ với các nhân vật trong sách truyện.

Có một vạn câu hỏi “vì sao”

Ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu tò mò nhiều hơn, muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh bằng tất cả mọi cách. Mọi thứ xung quanh trẻ đều mới mẻ đối với trẻ, khiến trẻ muốn cảm nhận mọi bề mặt bằng những cái chạm tay, sờ nắn, những đồ vật hiện tượng gì không thể tự cảm nhận bằng giác quan, trẻ sẽ chọn hỏi bố mẹ, để người lớn “biết tuốt” giải đáp cho mình. Và trẻ sẽ rất khó chịu, và tỏ ý không hài lòng khi nhận về sự thờ ơ, không tập trung chú ý của bố mẹ. Chính lúc này đây, cảm xúc của trẻ sẽ bùng nổ khi không được bố mẹ đáp ứng nhu cầu.

Lên 3 tuổi, trẻ đã biết tự lý luận, thậm chí có thể có những thắc mắc “bắt bẻ” lại người lớn. Thế nên bố mẹ đừng coi bé là trẻ con mà hãy đối xử bình đẳng với bé như một người lớn, bởi vì bé muốn được như vậy!

Xuất hiện những biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 3

Nhà tâm lý học V.Keler đã từng nhấn mạnh trong cuốn sách “Về nhân cách trẻ 3 tuổi” của mình rằng trẻ khủng hoảng tuổi lên 3 có thể có những biểu hiện như:

6. Khủng hoảng tuổi lên 3 và cách khắc phục

Bố mẹ không nên quá lo lắng, bởi nguyên nhân gây ra khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 là do mâu thuẫn phát sinh giữa khả năng và nhu cầu phát triển bản thân của bé. Ý thức của bé lúc này đã phát triển hơn nhưng năng lực còn hạn chế, cơ thể còn non nớt và đặc biệt là hay bị người lớn cấm đoán, vì thế nên nhu cầu độc lập của con đôi khi không được thỏa mãn.

Khủng hoảng tuổi lên 3 là giai đoạn mà bố mẹ cần kiên nhẫn, đồng cảm và đồng hành cùng con, đồng thời nhân cơ hội này để dạy con phát triển bản thân, cũng như trau dồi thêm nhiều kỹ năng để dần trưởng thành cứng cáp hơn theo năm tháng.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version