Site icon Medplus.vn

Nguyên nhân và biện pháp điều trị đau vai gáy hiệu quả

Trong môi trường hiện nay, bệnh đau vai gáy phổ biến và xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Bệnh gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu bị đau vai gáy có nguy hiểm không? cách điều trị như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

Đau vai gáy là tình trạng rất dễ gặp phải

1. Bệnh đau vai gáy là gì?

Hội chứng đau vai gáy là một dạng rối loạn thần kinh cơ, xảy ra bởi sự co cứng cục bộ, đột ngột của các cơ hoặc tổn thương xương khớp, đốt sống cổ. Từ đó, gây đau mỏi, nhức nhối và tê bì khó chịu ở vùng cổ, vai gáy.

Triệu chứng bệnh có thể xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc kéo dài nhiều ngày. Trong một số trường hợp, tình trạng đau có thể diễn ra trong nhiều tháng, làm suy giảm khả năng vận động của người bệnh.

2. Nguyên nhân đau vai gáy thường trực

Đối tượng dễ mắc bệnh đau vai gáy nhất
Đau mỏi vai gáy có thể xảy ra do nhiều yếu tố, trong đó nguyên nhân đau vai gáy phổ biến nhất là do các bệnh xương khớp vùng cổ, vai, gáy. Tuy nhiên, nhiều người cũng có thể bị đau vai gáy chỉ vì những nguyên nhân cơ học thông thường.
  • Bệnh lý dây thần kinh: rối loạn chức năng dây thần kinh hoặc các dây thần kinh bị kéo dãn quá mức gây ra đau.
  • Bệnh lý khớp vai: đau vai gáy có thể là dấu hiệu của các tổn thương khớp vai, trật khớp vai, thoái hóa khớp vai…
  • Bệnh loãng xương: loãng xương làm cho xương trở nên giòn yếu và gây nên các cơn đau vai gáy.
  • Bệnh túi mật: sỏi mật xuất hiện khi túi mật không thể hoạt động bình thường, dẫn tới các cơn đau sau gáy hoặc giữa bả vai.
  • Hoạt động sai tư thế: ngồi quá lâu một tư thế, nằm ngủ gối đầu cao, dựa đầu vào ghế, nằm nghiêng và co quắp…. dẫn tới đau vai gáy do một số cơ bị căng giãn hoặc chịu lực tì đè quá mức gây đau đớn cho người bệnh.
  • Mang vác nặng: thường xuyên bưng bê, mang vác quá sức hoặc sai tư thế là nguyên nhân đau vai gáy cơ học hàng đầu.
  • Hút thuốc lá: khói thuốc lá làm giảm đi lượng oxy đi nuôi cơ bắp và da, khiến cơ xương hoạt động không hiệu quả, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa, đau vai gáy.
  • Stress kéo dài: khi bị căng thẳng trong thời gian dài, cơ thể có thể phản ứng lại gây hiện tượng co cứng cơ, đau đớn một số vùng trên cơ thể, trong đó có vùng vai gáy.
  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng: đau vai gáy còn do cơ thể thiếu một số vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là canxi sẽ làm cho dây thần kinh ngoại vi hoạt động yếu dẫn tới tê bì, đau đớn vùng vai gáy.

3. Nhận biết triệu chứng đau vai gáy

Các cơn đau mỏi vai gáy thường gặp sẽ có những đặc điểm sau:

4. Đối tượng dễ mắc bệnh đau vai gáy nhất

– Nhân viên văn phòng.

– Lái xe.

– Người lao động nặng.

– Người bị dị tật bẩm sinh vùng cổ, gáy do thay đổi thời tiết.

– Người mắc các bệnh thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, lao, ung thư vùng cổ,…

5. Biện pháp chẩn đoán bệnh đau vai gáy

Khi đến thăm khám tại các cơ sở y tế, bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp chẩn đoán thích hợp nhằm tìm ra bệnh chính xác.

6. Biện pháp điều trị bệnh hiệu quả

Tùy theo nguyên nhân cụ thể của bệnh đau vùng cổ vai gáy mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ định hướng phương pháp trị liệu thích hợp. Cần có sự thăm khám kỹ lưỡng của bác sĩ chuyên khoa nhằm tìm ra biện pháp điều trị tương ứng. Một số phương pháp điều trị bệnh bao gồm:

7. Phòng tránh đau vai gáy hiệu quả

Đau vai gáy là tình trạng rất dễ gặp phải. Do vậy, để giải quyết tình trạng đau, hơn hết người bệnh cần ý thức được phương pháp phòng bệnh, hạn chế tối đa những cơn đau bùng phát. Bên cạnh kết hợp sử dụng biện pháp điều trị bằng thuốc Tây y, Đông y, các phương pháp can thiệp bằng vật lý trị liệu, phẫu thuật, cần thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học bằng cách:

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version