Dị ứng với thời tiết là gì?
Dị ứng với thời tiết là sự phản ứng quá mức của cơ thể trước sự thay đổi của thời tiết, nhất là thời điểm giao mùa. Bệnh rất thường xảy ra khi thay đổi thời tiết với những người cơ địa yếu, nhạy cảm.
Mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống hàng ngày.
Dị ứng theo mùa rất dễ tái phát mỗi khi có sự thay đổi thất thường của thời tiết.
Nguyên nhân mắc bệnh dị ứng với thời tiết
Rất nhiều người bị dị ứng vào mùa đông khiến họ nhầm tưởng bệnh chỉ xảy ra khi trời lạnh. Tuy nhiên trên thực tế thì bệnh phát tán ra cơ thể khi có sự thay đổi nhiệt độ ở môi trường bên ngoài. Do vậy dù là trời nóng, lạnh hay mưa ẩm ướt đều khiến bạn dễ dàng mắc phải.
Ngày nhiều gió, khô hanh gây
Vào những ngày thời tiết khô hanh, làn da ít giảm tiết mồ hôi, chất bã nhờn khiến da khô và mất nước đồng thời khiến chất protein trong cơ thể biến chất gây phản ứng với tình trạng ngứa, nổi mề đay, sần đỏ…
Nếu bạn là người bị dị ứng với phấn hoa thì rất có thể vào những ngày nhiều gió, phấn hoa đi vào cơ thể gây ngứa ngáy.
Những ngày có mưa và ẩm ướt
Độ ẩm cao tạo điều kiện vi khuẩn phát triển cả ngoài trời và trong nhà. Kết hợp với tình trạng khói bụi, ô nhiễm khiến cho da bạn trở nên ngứa ngáy. Điều này rất dễ gây dị ứng thời tiết.
Nhiệt độ cao
Trong vài năm gần đây, ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng khiến nhiệt độ đang ngày càng nóng lên. Khói bụi, nắng nóng khiến cho người bệnh hen suyễn dị ứng trở lên trầm trọng. Đây cũng là nguyên nhân gây dị ứng thời tiết phổ biến.
Dấu hiệu dị ứng với thời tiết
Biểu hiện của bệnh dị ứng với thời tiết rất dễ nhận biết
- Nổi mẩn đỏ, tập trung nhiều ở mặt, khuỷu tay, đầu gối… là dấu hiệu điển hình thường gặp nhất.
- Người bệnh thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu… Nhiều người có phản ứng gãi nhưng càng gãi thì càng ngứa và dễ làm da bị trầy xước, nhiễm khuẩn. Các dấu hiệu ngứa thường nhiều hơn vào mùa lạnh và khi trời tối vì lúc này độ ẩm giảm đáng kể.
- Biểu hiện dị ứng ở trẻ em: Dễ gặp nhất do cơ địa, hệ miễn dịch của bé yếu và nhạy cảm. Tình trạng nổi mẩn và bong tróc da, nghẹt mũi, hắt hơi, viêm kết mạc…
Có các mức độ ảnh hưởng khác nhau tùy thể trạng cơ thể.
Một vài trường hợp nguy hiểm khi bị bệnh giống với các dấu hiệu khác của nổi mề đay cấp tính như:
- Bị sưng phù nề toàn thân, đặc biệt là vùng cổ họng, môi, mắt…
- Ngoài ra họ còn bị khó thở,.
- Tụt huyết áp và trụy tim.
Nếu có các dấu hiệu trên cần phải đến bệnh viện gấp. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Xem thêm bài viết: 5 Phương pháp phòng tránh căng cơ quá mức hiệu quả
Nguồn tham khảo: NHS
Đừng quên ghé MedPlus mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!