Site icon Medplus.vn

Nhãn hương là gì? Thông tin và công dụng của cây nhãn hương mà ít người biết

Nhãn hương

Nhãn hương

A. Thông tin về Nhãn hương

Nhãn hương hay còn gọi là Thảo mộc tên, Kiều đậu. Đây là loài cây mọc hoang ở các vùng bãi đồi nước ta, gần đây được đưa vào sử dụng để điều chế các phương thuốc trị bệnh như đau mắt, sốt rét,…

1. Mô tả cây

Nhãn hương

2. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố: Cây mọc hoang ở các bãi đồi, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Phú Thọ.

Theo Pételot (1952) thì trước đây nhân dân ta hình như không dùng. Nhưng thực tế là ít thấy người dùng.

Tại các nước Châu Âu, người ta dùng một loại cây gọi là Mêllilô. Trung Quốc gọi là Hoàng linh lãng hương.

Thu hái: Cây tươi hầu như không mùi, nhưng khi khô có mùi mật và mùi nước hoa dễ chịu.

Chế biến: Không phải chế biến gì khác.

3. Thành phần hoá học:

Theo các nghiên cứu, cây có một số thành phần hoá học như: melilotozit, Axit cumaric, cumarin, tinh dầu, chất béo,…

B. Công dụng và liều dùng

1. Công dụng

Tại các nước châu Âu và châu Mỹ người ta dùng chữa đau mắt: Pha 5 đến 10g cỏ này trong một lít nước sôi. Dùng nước này để rửa mắt.

Người ta còn chiết từ hoa hay ngọn cây này chất thơm dùng làm thơm thuốc lá, làm nguyên liệu trong công nghiệp nước hoa.

C. Đơn thuốc có chứa Nhãn hương

1. Chữa đau mắt

Nguyên liệu: Ngọn cây có hoa phơi khô 50-100g, hãm với 100ml nước sôi

Để nguội hỗn hợp trên rồi rửa mắt; ngày hai lần.

2. Chữa viêm họng khản tiếng

Nguyên liệu: Toàn cây 20-30g. Nấu nước rồi xông, hít.

3. Chữa sốt rét:

Lấy Nhãn hương 30g. Sắc nước uống, dùng 4 giờ trước khi có cơn sốt.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version