Site icon Medplus.vn

NHAU CÀI RĂNG CƯA XUẤT HIỆN VÌ NGUYÊN NHÂN GÌ

Cùng Medplus tìm hiểu về các thông tin hữu ích về căn bệnh nhau cài răng cưa bạn đọc nhé!

Nhau cài răng cưa

1. Bệnh nhau cài răng cưa là gì?

Đây là hiện tượng bệnh lý nhau không bong tróc khỏi thành tử cung sau quá trình sinh nở, mà bám chặt vào cơ tử cung, thậm chí xâm lấn các các cơ quan lân cận. Nếu cài bám vào tử cung quá sâu, rau không thể tự tách thành tử cung hoặc chỉ bong một phần. Vấn đề xảy ra là khi các mạch máu mở, mà không đóng được kịp thời. Đây cũng là nguyên nhân cần phải truyền máu, gây nhiễm trùng hậu phẫu và những lỗ dò sau mổ.

2. Nguyên nhân của bệnh nhau cài răng cưa là gì?

Nhau cài răng cưa dễ xảy ra ở các mẹ bầu bị nhau thai tiền đạo. Rau thai tiền đạo được hiểu là nhau phát triển ở phần dưới, thấp nhất của tử cung. Rau thai tiền đạo lại có liên hệ mật thiết với quá trình phẫu thuật tử cung hoặc sinh mổ trước đó. Nếu từng sinh mổ, bị nhau thai tiền đạo, khả năng bị nhau cài răng lược của bạn sẽ lên tới 25%. Nếu từng sinh mổ trên 2 lần, hiện bị rau thai tiền đạo, thì tỷ lệ trên tăng lên 40%.

Trong khi đó, rau cài răng lược mà không đi kèm rau thai tiền đạo lại rất hiếm xảy ra. Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng gây tăng khả năng bị rau cài răng lược như từng nạo hút thai, mang bầu ở độ tuổi ngoài 35, thói quen hút thuốc, u xơ tử cung, hội chứng asherman gây sẹo ở tử cung….

3. Sự hiểm nguy của căn bệnh nhau cài răng cưa là gì?

Những trường hợp nhau cài răng cưa sau khi sinh sẽ không bong và chảy máu không cầm sẽ có thể dẫn đến những nguy cơ sau:

  • Băng huyết sau sinh phải truyền máu, đe dọa đến tính mạng sản phụ
  • Nhiễm trùng sau sinh
  • Sinh non do chảy máu nhiều
  • Cắt bỏ tử cung
  • Nếu rau cài đến bàng quang hay trực tràng thì đôi khi phải cắt bỏ 1 phần bàng quang hay trực tràng thì mới cầm máu được

4. Cách xử lý khi gặp căn bệnh nhau cài răng cưa là gì?

  • Tình trạng của sản phụ
  • Vị trí nhau bám
  • Mức độ xâm lấn vào cơ tử cung
  • Diện tích rau bám cơ

Trong trường hợp nhẹ thì sản phụ được bồi hoàn máu và tử cung tự cầm máu, Nặng nề nhất, bác sĩ sẽ phải quyết định cắt tử cung thậm chí, nếu nhau đã lấn sang cả bàng quang hay trực tràng, thì giải pháp có thể là cắt bỏ một phần hai bộ phận trên.

Các sự lý cụ thể của căn bệnh nhau cài răng cưa là gì?

  • Khi có chẩn đoán chủ động trước lúc sinh: Điều trị phụ thuộc vào mức độ bám chặt của nhau, mức độ tổn thương các cơ quan lân cận. Khi thấy nhau bám quá chặt, xâm lấn các cơ quan lân cận, bác sĩ sẽ đề nghị mổ lấy em bé, để nguyên bánh nhau và cắt tử cung cùng với bánh nhau, vì nếu cố bóc nhau sẽ làm mất máu trầm trọng và tổn thương tử cung lẫn cơ quan lân cận.
  • Khi nhau cài răng cưa ít hơn: có thể chỉ mổ sinh, cố gắng lấy phần nhau bong được, phần nhau khó lấy sau đó sẽ dùng thuốc để diệt. Cuộc mổ sinh có nhau cài răng lược là cuộc mổ khó, đòi hỏi tay nghề người mổ phải cao để tránh mất máu nhiều cũng như có khả năng ảnh hưởng việc mang thai lần sau.
  • Khi chẩn đoán rau cài răng cưa sau lúc thai nhi ra đời: tuỳ theo sinh mổ hay sinh thường, cần nghi ngờ có nhau cài răng lược nếu thấy nhau không bong tự nhiên sau khi em bé ra, chẩn đoán lúc này là khá bị động, xử trí cụ thể tùy theo tình trạng nhau bám, tình trạng mất máu của mẹ.

Để xử lý tình trạng nhau cài răng cưa, nhiều bác sĩ ở các bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật lấy thai nhi ra. Tuy những thông tin trên khá bổ ích và cung cấp đầy đủ về căn bệnh nhau cài răng cưa, tuy nhiên để có thể hiểu rõ hơn tình trạng này và những nguy cơ khi mắc căn bệnh nguy cấp này, bạn đọc nên đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn một cách chi tiết tùy theo tình trạng của sản phụ như thế nào.

Nhau cài răng cưa

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về bệnh về bệnh nhau cài răng cưa, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version