Site icon Medplus.vn

Nhau cài răng lược: Nguy hiểm trầm trọng khi sinh con

knvc 13 1 - Medplus

Nhau cài răng lược: Nguy hiểm trầm trọng khi sinh con

Tình trạng nhau cài răng lược là gì?

Nhau cài răng lược là tình trạng bánh nhau bám chặt bất thường vào lớp cơ tử cung của thai phụ.

Đây là tình trạng nguy hiểm gây ra nhiều biến chứng nặng cho mẹ và bé. Bình thường, nhau thai sẽ tự động tách khỏi thành tử cung sau khi thai nhi chào đời.

Nhau cài răng lược là tình trạng bánh nhau bám chặt bất thường vào lớp cơ tử cung của thai phụ.

Đối với tình trạng nhau cài răng lược, một phần hoặc toàn bộ bánh nhau thai vẫn sẽ bám vào thành tử cung sau khi mẹ bầu đã sinh con. Điều này có thể gây mất máu nghiêm trọng sau khi sinh.

Nguyên nhân dẫn đến nhau cài răng lược

Hiện chưa tìm được chính xác nguyên nhân dẫn đến NCRL này. Nhưng nguy cơ mắc tình trạng này thường là:

Nhau cài răng lược gây nguy hiểm gì?

Mẹ bầu:

Phụ nữ mang thai bị nhau cài răng lược rất nguy hiểm vì dễ xuất huyết ồ ạt và sinh non.

Thai nhi:

Những sản phụ bị NCRL có thể sẽ phải chấm dứt thai kỳ sớm nếu có biến chứng xảy ra (để bảo vệ tính mạng mẹ) khi thai vẫn còn non tháng. Khi đó những hệ quả của một trẻ non tháng: suy hô hấp, vàng da, nhiễm trùng, khó nuôi, thậm chí tử vong,..

Làm sao để biết phát hiện nhau cài răng lược sớm?

Trong quá trình mang thai, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm để kiểm tra thai nhi có phát triển vào thành tử cung nếu bạn có những nguy cơ nhất định.

Một số xét nghiệm phổ biến để kiểm tra nhau thai bao gồm xét nghiệm hình ảnh. Chẳng hạn như siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) và xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ của alpha-fetoprotein.

NCRL nên phát hiện sớm để kịp thời chữa trị tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Xử trí nhau cài răng lược như thế nào?

Điều trị phụ thuộc vào mức độ bám chặt của nhau, mức độ tổn thương các cơ quan lân cận. Khi thấy nhau bám quá chặt, xâm lấn các cơ quan lân cận. Bác sĩ sẽ đề nghị mổ lấy em bé để nguyên bánh nhau và cắt tử cung cùng với bánh nhau. Vì nếu cố bóc nhau sẽ làm mất máu trầm trọng và tổn thương tử cung lẫn cơ quan lân cận.

Mẹ có thể được chỉ định sinh mổ. Bác sĩ sẽ cố gắng lấy phần nhau bong được, phần nhau khó lấy sau đó sẽ dùng thuốc. Cuộc mổ sinh có nhau cài răng lược là cuộc mổ khó, đòi hỏi tay nghề người mổ phải cao để tránh mất máu nhiều cũng như có khả năng ảnh hưởng việc mang thai lần sau.

Tuỳ theo mẹ sinh mổ hay sinh thường. Cần nghi ngờ có nhau cài răng lược nếu thấy nhau không bong tự nhiên sau khi em bé ra. Chẩn đoán lúc này khá bị động. Xử trí cụ thể tùy theo tình trạng nhau bám, tình trạng mất máu của mẹ.

Xem bài viết liên quan: Khó sinh do kẹt vai – vấn đề đáng quan tâm khi sinh nở

Tổng hợp những vấn đề thường gặp sau sinh và cách xử lý

Sự thật về phương pháp khởi phát chuyển dạ

Sinh con trai sẽ đau hơn hay sinh con gái sẽ đau hơn?

Nguồn: Tổng Hợp

Đừng quên ghé Medplus.vn để cập nhật tin tức tổng hợp nhé!

Exit mobile version