
Nhau thai cuốn cổ là gì?
Hiện tượng nhau thai cuốn cổ hay gọi là tràng hoa cuốn cổ. Là khi dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một hoặc nhiều vòng. Cứ 10 mẹ mang thai thì có 3 mẹ bầu gặp phải tình trạng không mong muốn này. Về mặt lý thuyết, sự chuyển động của bào thai sẽ khiến dây rốn căng ra và dài thêm. Dây rốn dài có thể vướng vào tay chân hay quấn cổ thai nhi. Gây nguy cơ tắc nghẽn mạch máu liên tục hoặc từng phần.
Dây nhau thai: là một ống dẫn hai đầu để đưa dưỡng chất và oxy từ máu mẹ sang thai nhi. Đồng thời cũng mang những sản phẩm chuyển hóa từ máu thai nhi sang máu mẹ để đào thải ra ngoài. Nhiệm vụ hàng đầu của dây rau là vận chuyển oxy từ máu mẹ sang máu thai nhi.
Dây rốn thường có chiều dài trung bình khoảng 50-60cm. Dây rốn càng dài càng làm gia tăng nguy cơ quấn quanh cổ, tay, chân của thai nhi hoặc bị thắt nút.
Cách phát hiện tràng hoa cuốn cổ
- Qua siêu âm mới phát hiện chính xác bé bị nhau thai quấn cổ. Hiện tượng này thường xảy ra vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Một số trường hợp phát hiện tràng hoa quấn cổ vào tháng thứ 5-6.
- Thai máy bất thường có thể cũng là dấu hiệu của dây rốn quấn cổ. Nhiều trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn chặt gây thiếu oxy, khó thở, thai nhi sẽ đạp nhiều và bất thường hơn.
Nguyên nhân thai nhi bị nhau thai cuốn cổ
- Nguyên chủ quan khi nhau thai cuốn cổ có thể do bé cử động nhiều trong bụng mẹ.
- Khách quan thì có 1 số nguyên nhân như: Cấu tạo tế bào gốc thành mạch rốn không đủ; cấu trúc dây rốn yếu; quá nhiều nước ối; dây rốn dài bất thường; thai đôi hoặc đa thai.
Những nguy cơ khi thai nhi bị tràng hoa cuốn cổ
- Khi siêu âm thai, bác sĩ sẽ phát hiện được bé có bị dây rốn quấn cổ hay không và theo dõi chặt chẽ cho đến khi mẹ vượt cạn thành công.
- Chỉ có 1 số trường hợp hiếm gặp dây rốn quấn cổ gây nguy hiểm cho em bé khi dây quấn chặt; nhiều vòng thì có thể khiến em bé bị thiếu oxy; giảm nhịp tim trong lúc sinh.
- Khi thai nhi bị nhau thai quấn cổ, quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai nhi sẽ bị cản trở.
- Khi người mẹ chuyển dạ, dây rốn quấn cổ có thể khiến thai nhi bị treo trên cao, khó lọt qua cổ tử cung để ra ngoài.
Làm gì thai nhi bị nhau thai cuốn cổ?
- Có khá nhiều bé tự tháo được dây rốn quấn cổ khi ở tuần thai thứ 18-25. Khi này mẹ không nên quá lo lắng.
- Nếu trong trường hợp, bé bị nhau thai quấn cổ khi đã lớn sẽ không có phương pháp nào để tháo gỡ được thì việc mẹ cần làm đó là khám thai theo đúng lịch định kỳ của bác sĩ và thường xuyên theo dõi thai máy.Khi thấy bé đạp quá ít hoặc quá nhiều thì cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.
- Hầu hết những thai nhi chỉ bị dây rốn quấn một vòng thì đều có thể sinh thường khỏe mạnh được.
Chữa mẹo dân gian:
- Bà bầu kiêng bước qua dây hoặc võng.
- Không đeo trang sức quấn nhiều vòng.
- Bà bầu bò quanh giường ngược chiều kim đồng hồ, thai quấn bao nhiêu vòng thì bò bấy nhiêu lượt.
Bài viết này giải đáp các thắc mắc về nhau thai cuốn liệu có nguy hiểm tới thai nhi. Hi vọng bạn những thông tin này giúp ích cho bạn.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Kiến thức thai kỳ
- Quá trình sinh nở
- Thai nhi theo tuần
- Chuẩn bị mang thai
- Kỹ năng chăm con
- Phương pháp dạy con
Bài viết được tham khảo: wikimedia