Cùng Medplus tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng của tình trạng nhiễm giun bạn đọc nhé!
1. Nhiễm giun là gì?
Ổ chứa của giun là con người, đặc biệt là trẻ em. Giun có thể lây truyền qua đường ăn uống, do dùng tay gãi hậu môn có trứng giun sau đó cầm thức ăn, nước uống. Ngoài ra, giun còn có con đường lây truyền bất thường: trứng giun phát triển thành ấu trùng tại các rãnh hậu môn. Từ hậu môn, các ấu trùng giun di chuyển ngược lên manh tràng để phát triển thành giun trưởng thành.
Nhiễm giun có thời gian ủ bệnh không rõ ràng. Thời gian nuốt phải trứng giun , cho đến khi giun trưởng thành là sau 2-4 tuần. Đời sống giun kéo dài khoảng 1-2 tháng.
2. Nguyên nhân nhiễm giun
Có rất nhiều nguyên nhân gây nhiễm giun ở người như:
- Điều kiện khí hậu nhiệt đới, ẩm ở nước ta đặc biệt thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của các loại giun;
- Ăn thực phẩm ở các hàng quán lề đường, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Thói quen sinh hoạt kém vệ sinh như cắn móng tay, mút tay, không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
- Đi bộ chân đất cũng tạo điều kiện cho ấu trùng giun chui vào cơ thể qua da;
- Dùng phân chưa được xử lý để tưới bón cây trồng.
3. Triệu chứng nhiễm giun
Bệnh trạng của nhiễm giun sán liên quan đến số lượng giun. Những người bị nhiễm giun với số lượng ít (vài con giun) thường không bị nhiễm trùng. Số lượng giun ít không gây ra triệu chứng đáng kể. Khi giun tồn tại trong cơ thể với số lượng nhiều, chúng sẽ gây ra một loạt các triệu chứng. Số lượng giun nhiều quá mức có thể gây ra tắc ruột, cần được chỉ định làm phẫu thuật.
Người bị nhiễm giun sẽ có những triệu chứng điển hình sau:
- Đau vùng rốn, người bệnh gầy yếu, có thể nôn và đi ngoài ra giun. Đau bụng do nhiễm giun thường tái đi tái lại nhiều lần;
- Người bị nhiễm giun kim thường bị ngứa ở vùng hậu môn về đêm;
- Rối loạn tiêu hóa, phân lúc đặc, lúc lỏng, giun kim xuất hiện ở hậu môn hoặc trong phân;
- Trẻ nhiễm giun thường biếng ăn, khó chịu, hay quấy khóc và khó ngủ về đêm;
- Có biểu hiện thiếu hụt vitamin và khoáng chất;
- Trong một số trường hợp, người bị nhiễm giun có máu trong phân, có biểu hiện thiếu máu, thở khò khè hoặc ho khan.
Nhiễm giun có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực đến đường tiêu hóa, như cơ thể người bị nhiễm giun không hấp thu được chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, chậm lớn ở trẻ. Giun sán gây ra suy giảm dinh dưỡng đối với những người bị lây nhiễm theo nhiều cách:
- Giun ăn các mô chủ, bao gồm cả máu, dẫn đến mất chất sắt và protein.
- Giun móc còn gây mất máu đường ruột mãn tính có thể dẫn đến thiếu máu.
- Giun gây ra kém hấp thu các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, giun đũa còn dành vitamin A trong ruột.
- Một số giun sán truyền qua đất cũng gây mất cảm giác ngon miệng và do đó, làm giảm lượng dinh dưỡng và thể lực. Đặc biệt, T. trichiura có thể gây tiêu chảy và kiết lỵ.
Ngoài ra, nhiễm giun còn có thể gây những cơn đau cấp khi giun chui lên đường mật, đau dạ dày khi giun chui lên dạ dày, viêm tụy cấp khi giun chui lên ống tụy, tắc ruột do búi giun, hay thậm chí ảnh hưởng đến các cơ quan khác khi giun di trú lên mắt, não,…
4. Điều trị khi nhiễm giun
Nguyên tắc điều trị khi bị nhiễm giun là chọn những loại thuốc có tác dụng với nhiều loại giun, ít độc và chỉ cần dùng một liều duy nhất đã mang lại hiệu quả cao.
WHO khuyến cáo điều trị bằng thuốc định kỳ (tẩy giun) mà không cần chẩn đoán trước cho tất cả những người có nguy cơ sống ở vùng lưu hành. Điều trị nên được đưa ra mỗi năm một lần khi tỷ lệ nhiễm giun sán trong cộng đồng là hơn 20% và hai lần một năm khi tỷ lệ nhiễm giun sán trong cộng đồng là hơn 50%. Can thiệp này làm giảm tỷ lệ mắc bệnh bằng cách giảm số lượng giun.
Điều trị định kỳ nhằm mục đích giảm mức độ nhiễm kí sinh trùng, và để bảo vệ những người có nguy cơ mắc giun. Tẩy giun có thể dễ dàng tích hợp với các ngày sức khỏe trẻ em hoặc các chương trình bổ sung cho trẻ mẫu giáo, hoặc tích hợp với các chương trình y tế học đường. Các trường học nên thúc đẩy giáo dục các hoạt động vệ sinh cá nhân như hoạt động rửa tay, vệ sinh trường học.
Các thuốc điều trị giun sán sử dụng phổ biến trên lâm sàng: Mebendazole, Praziquantel, Albendazole,…Cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị nhiễm giun.
Một số vấn đề cần lưu ý sau khi dùng thuốc:
- Theo dõi dị ứng do thuốc, và hiện tượng đề kháng thuốc giun sán.
- Cần theo dõi chặt chẽ sau khi dùng thuốc cho trẻ dưới 4 tuổi.
- Điều trị giun kim cho trẻ em cần phải phối hợp với vệ sinh hậu môn và điều trị cho cộng đồng trong gia đình (hoặc nhà trẻ) cùng một thời gian.
Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về nhiễm giun, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :