Bệnh nhiễm giun tóc là một bệnh nhiễm giun ở đường ruột rất phổ biến. Đây là một loại nhiễm trùng giun phổ biến thứ 3 thế giới, ước tính có khoảng 604–795 triệu người bị nhiễm. Vậy nguyên nhân và triệu chứng nhiễm giun tóc là gì? Cách điều trị bệnh như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.
Tổng quan nhiễm giun tóc
– Bệnh giun tóc lưu hành ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Điều kiện thuận lợi cho sự lây truyền của giun tóc là khí hậu nóng ẩm, dân có tập quán sinh hoạt lạc hậu, tình trạng vệ sinh cá nhân và môi trường sống chưa hợp vệ sinh. Dân ở nông thôn nhiễm cao hơn dân ở thành thị, đặc biệt là dân có tập quán dùng phân người bón ruộng.
– Giun tóc ký sinh trong cơ thể sẽ gây rối loạn tiêu hoá, thiếu máu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
– Phương thức lây truyền: Qua đường ăn uống: người bị nhiễm giun tóc do ăn, uống phải trứng giun tóc đã phát triển ở ngoại cảnh tới giai đoạn ấu trùng
– Bệnh giun tóc thường đi liền với bệnh giun đũa Theo các điều tra gần đây cho thấy do đặc điểm khi hậu và tập quán dùng phân tươi bón ruộng, tỷ lệ nhiễm giun tóc ở miền Bắc cao nhất, sau đến miền Trung và miền Nam.
Những dấu hiệu và triệu chứng khi bị nhiễm giun tóc
Người bệnh khi nhiễm giun tóc, với số lượng chỉ vài con sẽ không có triệu chứng rõ ràng.
Triệu chứng chỉ xảy ra rõ ràng khi người nhiễm giun tóc với số lượng nhiều như:
- Đau bụng;
- Mót rặn, tiêu chảy;
- Trướng bụng, đầy bụng;
- Buồn nôn hoặc nôn;
- Sụt cân;
- Sa trực tràng và đi ngoài ra máu hoặc mất máu vi thể mạn tính cũng có thể xuất hiện thường gặp nhất ở trẻ nhỏ suy dinh dưỡng;
- Một số trường hợp bị nổi mẩn dị ứng.
Biến chứng có thể gặp khi bị nhiễm giun tóc
Mỗi ngày giun tóc có thể sinh sản hàng nghìn trứng. Vì vậy khi không phát hiện và điều trị kịp thời, cơ thể người bệnh có thể chứa rất nhiều trứng giun và lâm vào các tình trạng sau:
- Tổn thương ngay tại vị trí giun khu trú: Các bệnh về tiêu hóa có thể gặp phải là đau bụng, đại tiện nhiều lần, phân ít và có thể lẫn máu trong phân.
- Sa trực tràng và nhiễm trùng thứ phát do sa và loét trực tràng gây ra.
- Chậm phát triển tâm thần, vận động.
- Thiếu máu mạn tính.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ bị nhiễm giun tóc?
Bất kỳ ai cũng có thể bị giun tóc khi nuốt phải ấu trùng hoặc trứng giun. Trong đó, trẻ em thường dễ gặp nhất.
Yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm giun tóc, bao gồm:
- Xử lý phân, nước thải, rác không đúng quy trình, sử dụng phân tươi để tưới cây trồng.
- Bệnh dễ gặp ở khu vực khí hậu nóng ẩm.
- Tập quán sinh hoạt lạc hậu, tình trạng vệ sinh cá nhân và môi trường sống chưa hợp vệ sinh.
- Dân ở nông thôn có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn dân ở thành thị.
- Ăn uống không hợp vệ sinh, người bị nhiễm giun tóc do ăn uống phải trứng giun tóc đã phát triển ở ngoại cảnh tới giai đoạn ấu trùng.
- Tiếp xúc với môi trường có trứng giun tóc.
Phòng ngừa nhiễm giun tóc
Tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao ý thức thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân và cộng đồng, bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân,cụ thể:
– Vệ sinh môi trường, đặc biệt là khu vực gần nhà, trong nhà và khu vực vui chơi của trẻ em. Xây dựng hố xí hợp vệ sinh. Xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân: rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa thật sạch.
– Xử lý môi trường: phát động các chiến dịch dọn vệ sinh trong cộng đồng dân cư, xây dựng hệ thống cống rãnh, xử lý nước thải.
– Tẩy giun định kỳ 2 lần/năm cách nhau 4 – 6 tháng.
– Không dùng phân tươi bón ruộng.
Nguồn tham khảo: