Nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em là gì?
Nhiễm khuẩn huyết là gì?
Nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh có những nét riêng khác với ở trẻ lớn và người lớn.
Nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra trước, trong và sau khi đẻ. Vì vậy, nhiễm khuẩn huyết là bệnh có liên quan nhiều đến bệnh người mẹ trong thời kỳ mang thai, điều kiện và môi trường nuôi dưỡng trẻ.
Việc khai thác kỹ bệnh sử (thời gian chuyển dạ, thời gian vỡ ối, tình trạng khi đẻ, vv) là điều cần thiết để giúp chuẩn đoán sơ bộ, đưa ra được hướng điều trị trước khi có kết quả xét ngiệm.
Triệu chứng
Nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra sớm, ngay khi đẻ, cũng có thể xảy ra muộn 1 – 2 tuần sau khi đẻ và hay đi kèm với viêm màng não mủ.
Triệu chứng chung của nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em (trẻ sơ sinh)
- Li bì
- Hạ nhiệt độ
- Vàng da
- Tím tái hoặc da xám
- Suy hô hấp (thở rên hoặc thở nhanh, thở chậm)
- Tuần hoàn ngoại vi giảm, tim đập yếu
- Rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, trướng bụng, nôn)
- Gan, lách to
- Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể suy thận cấp, đi tiểu ít
- Có thể gặp chứng phù cứng bì, nổi ban, xuất huyết dưới da
Các xét nghiệm cần làm để chuẩn đoán triệu chứng bệnh
- Cấy máu – kháng sinh đồ: nếu dương tính, sau 1 tuần cấy lại
- Công thức máu, tiểu cầu
- Cấy dịch ống tai, dạ dày; nhuộm Gram tìm hình dạng vi khuẩn
- Cấy dịch họng
- Chọc nước não tủy, làm xét nghiệm sinh hóa, tế bào, cấy tìm vi khuẩn
- Cấy nước tiểu, cấy phân
- Kiểm tra khía trong máu: pH, pCO2, pO2, BE, độ bão hoàn oxy
Kết quả xét nghiệm bạch cầu có thể tăng (trên 8000) hoặc giảm. Cấy máu dương tính khoảng 50% số trường hợp. Cấy dịch não tủy, nước tiểu, phân có thể tìm thấy vi khuẩn. Các chất dịch ở tai, dạ dày, họng nếu nhuộm soi tươi có thể thấy hình dạng vi khuẩn giúp ta có hướng chuẩn đoán sớm.
Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh
Nguyên nhân
Ở trẻ em, nguyên nhân của bệnh nhiễm khuẩn huyết bao gồm:
- Do vi khuẩn Gram âm thường gặp như E.coli, Pseudomnas Klebsiella.
- Do vi khuẩn Gram dương như liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm B, Listeria Monocytogene, tụ cầu, phế cầu.
Phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em
- Vô khuẩn trong chăm sóc, chú ý rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ, ngâm tay vào nước sát khuẩn (cloramin, hibitan) để tránh lây lan
- Có đủ nguồn nước rủa ở những nơi nuối dưỡng trẻ sơ sinh
- Nuôi trẻ bằng sữa mẹ
- Không để bệnh nhân ở chung 1 phòng bệnh quá đông
- Phổ biến kiến thức cho bà mẹ về chăm sóc trẻ sơ sinh và bảo vệ thai nghén
- Phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, đúng hướng
Điều trị
- Khi chưa có kháng sinh đồ: Có thể dùng Ampicillin, nếu nặng có thể kết hợp thêm Gentamycin
- Khi có kháng sinh đồ, dựa vào kháng sinh đồ: Dùng hai kháng sinh, trong đó có một loại Aminoglycosid hoặc dùng một kháng snh có phổ rộng
- Trong trường hợp có kèm viêm màng não mủ, liều Ampicillin phải tăng gấp hai liều đã giới thiệu trên. Cần phải điều trị kháng sinh trong 3 tuần khi có viêm màng não mủ.
- Thời gian sử dụng kháng sinh 10 – 15 ngày hoặc có thể điều trị thêm một tuần sau khi cấy, máu hai lần âm tính
Lưu ý trong điều trị
Ở trẻ em, trong điều trị nhiễm khuẩn huyết cần phải quan tâm đến một số vấn đề khác như:
- Bù nước và điện giải nếu cần thiết. Trong trường hợp có mất nước nhược trương, cần bù Natri theo điện giải đồ.
- Chống toan máu
- Thở oxy nếu có tím tái
- Chế độ ăn: Sữa mẹ, đảm bảo lượng sữa. Nếu không bú được phải cho đổ thìa hoặc ăn bằng ống thông cho đủ số lượng, nếu số lượng ăn không đủ phải bù thêm dịch Glucoza
Trẻ sơ sinh trong thời gian điều trị bệnh cần được theo dõi kỹ theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Xem thêm các bài viết: