Site icon Medplus.vn

Nhiễm trùng Đường tiết niệu không nên ăn gì?

nhiễm trùng đường tiết niệu

Kidney stone disease awareness poster with sad cartoon kidneys character on white background. Renal stones. Human body organs anatomy icon. Medical concept. Vector illustration.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây viêm nhiễm. Bệnh có thể ảnh hưởng đến thận, bàng quang, và niệu đạo.

Triệu chứng

Điều trị

Các bác sĩ thường sẽ điều trị bằng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Trong quá trình điều trị, bạn cũng cần giữ vệ sinh cơ thể và tuân thủ chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Những thực phẩm nên tránh khi bị Nhiễu trùng đường tiết niệu

1. Đồ uống có cồn

Đồ uống có cồn như rượu có thể kích thích bàng quang của bạn. Nó cũng làm tăng độ axit của nước tiểu, và làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm nhiễm.

Ngoài ra, rượu còn phản ứng với các thuốc điều trị Nhiễm trùng đường tiết niệu, gây ra tác dụng phụ như buồn ngủ và khó chịu dạ dày.

2. Ớt và thức ăn cay, nóng

Hạn chế thức ăn cay nóng

Thức ăn cay, nóng chứa các thành phần có thể kích thích niêm mạc bàng quang. Điều này có thể gây viêm nhiễm nặng hơn. Bạn sẽ cảm thấy đau rát và nóng khi đi tiểu. Hãy hạn chế thức ăn cay trong quá trình điều trị Nhiễm trùng đường tiết niệu nhé!

3. Thức ăn có tính axit cao

Những loại trái cây có tính axit cao như cam, chanh, cà chua có chứa ascorbic (vitamin C) và axit citric có thể gây kích thích bàng quang. Axit cũng có thể khiến cho triệu chứng Nhiễm trùng đường tiết niệu.

Mặc dù những loại trái cây này rất tốt cho hệ dịch cũng như giúp ngăn ngừa vi khuẩn có hai. Khi bạn đã bị nhiễm bệnh, bạn nên hạn chế những thực phẩm này.

4. Caffeine

Những thực phẩm có chứa caffeine như trà, cà phê và chocolate có thể gây lợi tiểu. Điều này vô tình có thể làm nặng thêm các triệu chứng tiểu gấp, tiểu rắt,…

Bạn có thể sử dụng các loại trà và cà phê decaf (loại bỏ caffeine) để thay thế trong trường hợp này.

Cà phê được loại bỏ Caffeine

Tips phòng tránh Nhiễm trùng đường tiết niệu

 

Qua những thông tin trên, chúng tôi mong rằng có thể giúp bạn có thêm kiến thức để bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình. Ghé thăm Medplus để cập nhật bí kíp sống khoẻ mỗi ngày nhé!

Bài viết liên quan:

Nguồn: Medical News Today, Healthline

Exit mobile version