Site icon Medplus.vn

7 điều về nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ tập đi

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là tình trạng nhiễm trùng ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu, bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Mặc dù bạn có thể đã nghe nói về người lớn bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nhưng trẻ em, bao gồm cả trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh, cũng có thể bị nhiễm trùng.

Medplus sẽ tổng hợp những điều mà bạn cần phải biết và lưu ý về bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ trong bài viết dưới đây.

7 điều về nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ tập đi (Hình ảnh minh họa)

1. Tổng quát về nhiễm trùng đường tiết niệu 

Nhiễm trùng đường tiết niệu không thể tự hết. Những bệnh nhiễm trùng này cần được chăm sóc y tế và dùng thuốc theo toa, nhưng tin tốt là chúng thường khá dễ điều trị. Điều quan trọng nhất là phải được chẩn đoán và điều trị kịp thời, vì nếu không được điều trị, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây tổn thương thận hoặc dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.

2. Nguyên nhân của nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường do vi khuẩn bình thường có trong ruột gây ra. Trong khi đường tiết niệu thường chống lại bất kỳ vi khuẩn nào mà nó tiếp xúc, tuy nhiên đôi khi vi khuẩn mà nó không chống lại được sẽ gây nhiễm trùng.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, đôi khi vi khuẩn có thể lây lan từ phân đến bàng quang do mặc tã hoặc kỹ năng vệ sinh bé kém. Nhiễm trùng cũng có thể báo hiệu một vài vấn đề với cấu trúc của đường tiết niệu. Nếu bạn có tiền sử gia đình bị nhiễm trùng đường tiết niệu, con của bạn cũng sẽ có khả năng dễ bị nhiễm trùng hơn.

3. Dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng

Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ mới biết đi có thể khác so với ở người lớn, đặc biệt nếu trẻ chưa thể diễn đạt bằng lời nói. Đôi khi, hoàn toàn không có bất kỳ triệu chứng nào, nếu trẻ mới biết đi của bạn dưới 2 tuổi.

Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng sốt không rõ nguyên nhân là triệu chứng phổ biến nhất của nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em từ sơ sinh đến 2 tuổi. Các triệu chứng khác của nhiễm trùng ở trẻ em có thể bao gồm:

Các bé gái dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn các bé trai vì niệu đạo của chúng ngắn hơn và gần hậu môn hơn – và gần với vi khuẩn hơn ở đó. Các bé trai không cắt bao quy đầu cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng tiết niệu cao hơn một chút so với các bé trai đã cắt bao quy đầu.

Các triệu chứng bao gồm sốt, chán ăn, nước tiểu đục,… (Hình ảnh minh họa)

4. Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ

Nếu bạn nghi ngờ con của mình có thể bị nhiễm trùng tiết niệu, hãy đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa càng sớm càng tốt. Chẩn đoán và điều trị kịp thời là rất quan trọng để tránh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.

Khi bạn đến gặp bác sĩ, họ sẽ hỏi những câu hỏi về bệnh sử của con bạn và trình bày các triệu chứng, đồng thời khám sức khỏe.

Mặc dù tất cả những điều đó sẽ hữu ích, nhưng cách chính xác nhất để biết con bạn có bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không là cấy nước tiểu. Nếu trẻ chưa được huấn luyện ngồi bô, trẻ sẽ sử dụng ống thông tiểu để lấy một lượng nhỏ nước tiểu. Điều này liên quan đến việc đưa một ống rất mỏng vào niệu đạo và lên bàng quang.

5. Điều trị

Phương pháp điều trị chính cho nhiễm trùng đường tiết niệu là dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Nếu trẻ bị đau nhiều, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc làm tê niêm mạc đường tiết niệu cho trẻ.

Trong khi dùng thuốc kháng sinh, hãy đảm bảo rằng con bạn uống nhiều nước và tránh caffein. Sau một vài ngày hoặc sau khi dùng thuốc, bác sĩ sẽ làm lại xét nghiệm phân tích nước tiểu để đảm bảo rằng tình trạng nhiễm trùng đã biến mất.

Trong những trường hợp nhiễm trùng nặng, hoặc ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, sẽ cần phải nhập viện. Việc nhập viện có thể đảm bảo theo dõi chặt chẽ và dùng thuốc để điều trị thích hợp, đặc biệt nếu trẻ bị mất nước, nghi ngờ nhiễm trùng thận, hoặc nhiễm trùng được cho là đã lan rộng.

Có thể dùng thuốc kháng sinh để điều trị hoặc nhập viện theo dõi (Hình ảnh minh họa)

6. Phòng ngừa

Đối với trẻ mới biết đi, thay tã thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, vì nó hạn chế sự lây lan của vi khuẩn có thể góp phần gây nhiễm trùng. Nếu con bạn đã được tập ngồi bô, hãy dạy chúng vệ sinh đúng cách, đặc biệt là đối với các bé gái, bao gồm cả tầm quan trọng của việc lau từ trước ra sau.

Mặc đồ lót bằng vải cotton và tránh tắm nước bọt cũng có thể giúp giảm sự phát triển của vi khuẩn và kích ứng. Điều quan trọng nữa là phải cho trẻ biết không “nhịn” khi chúng phải đi tiểu. Khi nước tiểu lưu lại lâu trong bàng quang sẽ tạo ra môi trường có lợi cho vi khuẩn phát triển.

7. Khi nào nên gọi cho bác sĩ?

Nếu bạn đã dùng đủ liều thuốc kháng sinh mà trẻ vẫn còn triệu chứng nhiễm trùng, hãy gọi cho bác sĩ. Bác sĩ sẽ thử lại nước tiểu hoặc làm các xét nghiệm khác để xem liệu có vấn đề y tế tiềm ẩn nào gây ra các triệu chứng hay không.

Gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu:

Mặc dù nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây đau đớn, nhưng chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng. Thông thường, sau khi bắt đầu dùng kháng sinh, các triệu chứng bắt đầu giảm bớt trong vòng hai đến ba ngày. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng được chữa khỏi trong vòng một tuần kể từ khi bắt đầu điều trị.

Chăm sóc trẻ chưa bao giờ là điều dễ dàng, kể cả những bệnh mà bạn nghĩ chỉ có thể xuất hiện ở người lớn vẫn có nguy cơ trẻ sẽ mắc phải, nhiễm trùng đường tiết niệu là một ví dụ cụ thể. Hãy vệ sinh trẻ đúng cách và dạy trẻ cách vệ sinh chính mình, liên lạc ngay cho bác sĩ và bắt đầu điều trị nếu trẻ có nguy cơ bị nhiễm trùng.

Nguồn tham khảo: An Overview of Urinary Tract Infections in Toddlers

Bài viết có liên quan:

Exit mobile version