Site icon Medplus.vn

NHIỄM TRÙNG VẾT THƯƠNG: TRIỆU CHỨNG VÀ ĐIỀU TRỊ

Cùng Medplus tìm hiểu về triệu chứng và cách điều trị nhiễm trùng vết thương bạn đọc nhé!

Nhiễm trùng vết thương

1. Nhiễm trùng vết thương là gì?

Nhiễm trùng vết thương xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào da. Nhiễm trùng có thể chỉ liên quan đến da hoặc ảnh hưởng đến các mô hoặc cơ quan sâu hơn gần vết thương. Nhiễm vi khuẩn gây bệnh uốn ván có thể gây tử vong.

Các biến chứng của vết thương bị nhiễm trùng có thể thay đổi phạm vi từ tại chỗ đến toàn thân. Các biến chứng tại chỗ nghiêm trọng nhất của một vết thương bị nhiễm trùng là vết thương chậm lành dẫn đến không lành được. Điều này thường gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến tâm lý cho bệnh nhân.

Các biến chứng toàn thân có thể bao gồm viêm mô tế bào (nhiễm khuẩn da hoặc dưới da), viêm tủy xương (nhiễm trùng xương hoặc tủy xương) hoặc nhiễm khuẩn huyết (sự hiện diện của vi khuẩn trong máu có thể dẫn đến tình trạng viêm toàn thân).

2. Nguyên nhân nhiễm trùng vết thương là gì?

Hầu hết các vết thương bị nhiễm trùng là do vi khuẩn xâm nhập vào. Các vi khuẩn này có nguồn gốc từ hệ vi khuẩn chí trên da hoặc vi khuẩn từ các bộ phận khác của cơ thể hay từ môi trường bên ngoài. Vi khuẩn gây nhiễm trùng phổ biến nhất là Staphylococcus aureus và các loại staphylococci khác.

Hầu hết các vi khuẩn này nhân lúc các vết thương hở không được vệ sinh sạch sẽ hoặc không được băng bó kĩ càng, chúng sẽ thừa cơ xâm nhập vào các vết thương phá hủy các tế bào

3. Triệu chứng nhiễm trùng vết thương là gì?

Một số dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng vết thương bao gồm:

  • Vết thương chảy dịch màu vàng hoặc dịch xanh lá cây, có hoặc không kèm theo mùi hôi. Nếu mủ chảy ra có màu xanh lá cây và/hoặc có mùi khó chịu thì chắc chắn rằng đã bị nhiễm trùng.
  • Vết thương đau nhiều, có dấu hiệu bị sưng hoặc đỏ tấy.
  • Thay đổi màu sắc hoặc kích thước so với vết thương ban đầu. Vùng bị đỏ lan rộng khoảng 2 tới 3 mm quanh miệng vết thương là bình thường nhưng nếu lan rộng hơn nữa thì cần hết sức lưu ý.
  • Xuất hiện các vệt đỏ trên da xung quanh vết thương.
  • Biểu hiện sốt
  • Cảm giác đau không giảm đi. Bình thường hiện tượng đau và sưng chỉ lên đến đỉnh điểm vào ngày thứ hai và sau đó sẽ giảm dần.
  • Người bệnh có vẻ rất yếu ớt.

4. Điều trị nhiễm trùng vết thương

Việc xử lý vết thương bị nhiễm trùng sẽ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, vị trí của vết thương và liệu các khu vực khác có bị ảnh hưởng hay không. Việc điều trị cũng có thể phụ thuộc vào sức khỏe và thời gian bạn có vết thương. Hãy hỏi bác sĩ về phương pháp điều trị bác sĩ lựa chọn và các cách điều trị khác mà bạn có thể cần:

  • Thuốc sẽ được dùng để điều trị nhiễm trùng, giảm đau và sưng.
  • Chăm sóc vết thương có thể được thực hiện để làm sạch vết thương và giúp chữa lành vết thương. Hút chân không vết thương cũng giúp chữa lành vết thương.
  • Liệu pháp oxy Hyperbaric (HBO) có thể được sử dụng để tăng oxy cho các mô giúp chúng lành lại nhanh hơn. Oxy được bơm vào khi bạn ngồi trong buồng áp suất.
  • Phẫu thuật có thể cần thiết để làm sạch vết thương hoặc loại bỏ các mô bị nhiễm trùng hoặc mô chết. Phẫu thuật cũng có thể cần thiết để loại bỏ dị vật.

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với nhiễm trùng vết thương:

  • Chăm sóc vết thương theo chỉ dẫn. Giữ cho vết thương sạch sẽ và khô ráo. Bạn nên che vết thương khi tắm để tránh làm ướt vết thương. Làm sạch vết thương theo chỉ dẫn với xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa vết thương. Thay băng gạc sạch theo chỉ dẫn. Thay băng khi băng bị ướt hoặc bẩn.
  • Ăn nhiều loại thức ăn lành mạnh. Ví dụ như trái cây, rau, bánh mì nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo, đậu, thịt nạc và cá. Ăn thực phẩm lành mạnh có thể giúp vết thương mau lành hơn. Bạn cũng có thể cần uống vitamin và khoáng chất bổ sung. Hỏi bác sĩ xem bạn có cần phải ăn kiêng đặc biệt không.
  • Quản lý các tình trạng sức khỏe khác. Làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để quản lý các tình trạng sức khỏe có thể làm cho việc chữa lành vết thương bị chậm lại, ví dụ như cao huyết áp và bệnh tiểu đường.
  • Không hút thuốc lá. Nicotin và các hóa chất khác trong thuốc lá và xì gà có thể làm chậm quá trình lành vết thương. Hãy hỏi bác sĩ để biết thông tin nếu bạn hút thuốc và cần được giúp đỡ để bỏ thuốc lá. Thuốc lá điện tử hoặc thuốc lá không khói vẫn chứa nicotin. Nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn sử dụng các sản phẩm này.
Nhiễm trùng vết thương

Tìm hiểu từ nguồn:Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về bệnh nhiễm trùng vết thương,hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version