Site icon Medplus.vn

Nhịp tim chậm: Các triệu chứng thường gặp và mức độ nguy hiểm

Nhịp tim chậm mức độ nguy hiểm

Nhịp tim chậm mức độ nguy hiểm

Các chuyên gia cho rằng một trái tim khỏe mạnh sẽ có nhịp đập từ 60- 80 nhịp/phút. Trong trường hợp nhịp tim khi nghỉ ngơi ở mức độ dưới 60 nhịp/phút, có nguy cơ cao là mắc chứng nhịp tim chậm. Nhịp tim chậm có thể gặp ở người bình thường hay khỏe mạnh. Tuy nhiên, nó có thể là dấu hiệu bất thường của hệ thống điện học trong tim. Vì vậy, để nắm vững các triệu chứng, mức độ nguy hiểm của rối loạn nhịp tim chậm và kiểm soát bệnh hiệu quả. Hãy cùng Medplus tham khảo bài viết dưới đây để có kiến thức tổng quan về một trái tim khỏe nhé.

1. Nhịp tim chậm là gì?

Trái tim của người lớn khi nghỉ ngơi thường đập từ 60 đến 100 lần một phút. Nhịp tim chậm là nhịp tim thường đánh đập ít hơn 60 nhịp mỗi phút. Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh thì nhịp tim sẽ thay đổi dần theo độ tuổi. Trẻ càng nhỏ thì nhịp tim càng nhanh, cụ thể ở trẻ sơ sinh sẽ có nhịp tim bình thường là 120 – 160 lần/phút. Vì vậy trẻ sơ sinh có nhịp tim bị chậm sẽ dưới 100 lần/phút.

Nhịp tim chậm có thể là dấu hiệu của sự bất thường trong hệ thống dẫn truyền xung điện của tim, nghĩa là vị trí phát xung điện tự nhiên của tim – nút xoang (SA), hoạt động không bình thường. Con đường dẫn truyền xung điện trong tim vì một nguyên nhân nào đó bị thương tổn, không còn nguyên vẹn.

2.  Các nguyên nhân gây nên hội chứng nhịp tim chậm?

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như:

3. Các triệu chứng thường gặp của nhịp tim chậm?

Ở những trường hợp nặng, nhịp tim sẽ đập rất chậm, lưu lượng tuần hoàn rất thấp, cơ thể không được đáp ứng đủ lượng máu nuôi. Do đó gây ảnh hưởng tới huyết động trong những trường hợp nguy hiểm và tính mạng có thể bị đe dọa.

4. Mức độ nguy hiểm của nhịp tim chậm như thế nào?

Nhịp tim chậm sẽ khiến cung lượng tim bị giảm, máu tưới lên não và những cơ quan khác cũng bị giảm. Tình trạng nặng hơn thường xuyên ngất xỉu, cơ thể mệt mỏi, tim không có khả năng bơm đủ máu(suy tim) và đột tử.

Ở một số người, nhịp tim chậm là dấu hiệu của bất thường hệ thống điện học trong tim. Điều này có nghĩa là, ổ phát nhịp tự nhiên của tim không hoạt động thích hợp hoặc đường dẫn truyền điện học trong tim bị tắc nghẽn.
Người cao tuổi (60-65 tuổi) dễ có nguy cơ xuất hiện nhịp chậm cần phải điều trị vì họ thường có hệ thống điện học trong tim không hoạt động bình thường. Nhịp chậm xuất hiện ở người cao tuổi (60-65 tuổi) thường do bệnh lý và cần được xem xét điều trị.

5. Cách điều trị hiệu quả cho bệnh nhân rối loạn nhịp tim chậm?

Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa nhịp tim chậm là giảm nguy cơ phát triển bệnh tim. Nếu bị bệnh tim, cần theo dõi kế hoạch điều trị và tuân theo hướng dẫn bác sĩ để giảm nguy cơ nhịp tim chậm. Để điều trị hiệu quả hoặc loại bỏ các yếu tố nguy cơ về bệnh có thể tham khảo các gợi ý sau:

5.1  Tập thể dục và có chế độ ăn uống lành mạnh.

Mỗi cá nhân đều có chế độ luyện tập riêng tùy theo cơ địa và tình hình sức khỏe. Cần xây dựng chế độ rèn luyện phù hợp cho bản thân và thực hiện đều đặn. Duy trì giúp cơ thể đảm bảo nhịp tim ổn định và bảo vệ quả tim khỏe mạnh. Có chế độ ăn uống lành mạnh, ít béo, ít muối, ít đường, ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc.

5.2 Duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Béo phì chính là một trong các yếu tố gây ra những bất thường về mỡ máu và tim mạch. Cân nặng quá mức sẽ khiến hoạt động cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng bị cản trở. Quả tim sẽ phải co bóp mạnh mẽ và nhanh chóng hơn nhằm tăng lưu lượng máu rất có hại.  Giữ huyết áp và mỡ máu trong tầm kiểm soát tránh tình trạng thừa cân.

 

5.3 Thay đổi lối sống và dùng thuốc theo quy định điều trị.

Không sử dụng thuốc lá và các chất kích thích, hạn chế đồ uống có cồn. Vì chúng dễ gây hại cho sức khỏe chúng ta, nhất là đối với tim mạch. Thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà tim mạch cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

5.4 Tránh để tâm lý căng thẳng hoặc lo lắng.

Trong cuộc sống hiện nay con người không thể tránh khỏi những gánh nặng, áp lực mỗi ngày. Điều cần làm là thay đổi suy nghĩ và tự tạo ra cho mình nguồn năng lượng tích cực. Những căng thẳng, stress hàng ngày chính là thủ phạm quấy rối hoạt động bình thường của nhịp tim và huyết áp.

5.5 Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Các bệnh lý về tim mạch có chiều hướng ngày càng gia tăng trên thế giới. Tại Việt Nam, theo các chuyên gia về tim mạch, các bệnh lý về nhịp tim chậm hoặc liên quan là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho người bệnh. Thế nên, duy trì trái tim khỏe mạnh với nhịp tim ổn định giúp hỗ trợ  các cơ quan của cơ thể hoạt động với năng suất cao và hiệu quả nhất. Một số thông tin mà Medplus cung cấp, hi vọng giúp bạn có thêm kiến thức cần thiết về sức khỏe. Hãy luôn theo dõi và đón đọc những bài viết bổ ích khác được cung cấp từ Medplus bạn nhé.

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo:

 

 

 

 

 

Exit mobile version