Site icon Medplus.vn

NHỊP TIM CHUẨN LÀ BAO NHIÊU?

Cùng Mepdlus tìm hiểu nhịp tim chuẩn là bao nhiêu bạn đọc nhé!

Nhịp tim chuẩn là gì ?

1. Nhịp tim là gì?

Nhịp tim (hoặc chỉ số nhịp tim) là nhịp đập của tim, được xác định bằng số lần co thắt của tim trong thời gian 1 phút. Đơn vị của nhịp tim ký hiệu là nhịp/phút hoặc bpm (beat per minute – nhịp mỗi phút). Nhịp tim được xem là 1 trong 5 dấu hiệu sinh tồn quan trọng nhất của cơ thể cùng với 4 dấu hiệu khác là độ bão hòa oxy trong máu, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở.

2. Nhịp tim chuẩn là như thế nào ?

Nhịp tim chuẩn( hay còn được gọi là BPM) có thể khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào độ tuổi, thể trạng, giới tính,…

Đối với người từ 18 tuổi trở lên, nhịp tim bình thường trong lúc nghỉ ngơi dao động trong khoảng từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Thông thường, người có thể trạng càng khỏe mạnh, thì nhịp tim càng thấp.

Đối với những vận động viên chuyên nghiệp, khi ở chế độ nghỉ ngơi, nhịp tim trung bình của họ chỉ khoảng 40 nhịp một phút. Ví dụ như vận động viên đua xe đạp Lance Armstrong – huyền thoại của làng thể thao thế giới, tim của anh chỉ đập khoảng 32 nhịp mỗi phút.

Theo nghiên cứu của Cơ quan y tế quốc gia tại Vương quốc Anh, dưới đây là bảng tiêu chuẩn nhịp tim lý tưởng theo từng độ tuổi:

Bảng nhịp tim chuẩn

Nhịp tim của chúng ta vào từng thời điểm thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như: Hoạt động thể chất của cơ thể trước lúc đó, tình hình sức khỏe và bệnh lý, nhiệt độ môi trường, tư thế đứng, ngồi, hay nằm).

Ngoài ra, trạng thái tinh thần và cảm xúc cũng ảnh hưởng ít nhiều (ví dụ như cảm xúc giận dữ, vui mừng, sợ hãi, lo lắng,…). Bên cạnh đó, một số loại thuốc cũng có khả năng ảnh hưởng đến nhịp tim. Tuy nhiên, khi đề cập đến nhịp tim chuẩn, hay nhịp tim bình thường, nghĩa là nhịp tim được đo lúc cơ thể đang nghỉ ngơi hoàn toàn.

3. Cách để đo nhịp tim chuẩn và hiệu quả

Đo nhịp tim chuẩn

Như vậy, bạn đã hiểu được BPM là gì một cách chi tiết hơn rồi đó, vậy làm sao để đo nhịp tim hiệu quả? Chúng ta sẽ tham khảo ngay 2 cách để đo nhịp tinh nhanh và hiệu quả thường được sử dụng nhiều nhất dưới đây.

Đo nhịp tim bằng cách thủ công

Với cách đo này bạn hoàn toàn không cần sử dụng những dụng cụ chuyên dụng, mà đơn giản chỉ cần 1 chiếc đồng hồ có chỉ số giây là được. Để có thể đo được hiệu quả tốt nhất thì bạn cần lựa chọn thời điểm vào buổi sáng ngay khi vừa ngủ dậy, đây là lúc nhịp tim bạn ở trạng thái nghỉ ngơi tốt nhất.

Đo bằng thiết bị công nghệ cao

Cách tốt nhất để đo nhịp tim chuẩn là sử dụng các thiết bị công nghệ cao hỗ trợ đo nhịp tim như đồng hồ thông minh chẳng hạn.
Với việc đo nhịp tim bằng đồng hồ thông minh khá đơn giản và hiệu quả khá chuẩn xác, bạn chỉ cần đeo đồng hồ vào tay kết nối với chiếc smartphone của mình là đã có thể đo ngay tức khắc rồi, điều này cũng khá hữu ích đối với những người tập luyện bởi bạn có thể dễ dàng kiểm soát nhịp tim hơn và điều chỉnh lại tập luyện khi cần thiết.

Đo nhịp tim chuẩn

4. Làm sao để lấy lại được nhịp tim chuẩn ?

Bệnh nhân rối loạn nhịp tim muốn lấy lại nhịp tim bình thường, ngoài việc đến khám và điều trị trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch, cần thực hiện những biện pháp sau đây:

  • Thay đổi hoặc từ bỏ những thói quen xấu (rượu bia, thuốc lá), điều này sẽ giúp cải thiện rõ rệt tình trạng rối loạn nhịp tim.
  • Ăn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch, bao gồm: rau xanh, cá (cá hồi, cá thu,…), hạn chế mỡ động vật và nguồn cholesterol (trứng, sữa béo,…)
  • Tăng cường luyện tập thể chất.
  • Cân bằng công việc, giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống.

Ngoài ra, khi đã được chỉ định điều trị thì người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị rối loạn nhịp tim của bác sĩ.

Cai thuốc lá là một trong những cách giúp trái tim tìm lại nhịp đập bình thường.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa trị, giúp bệnh nhân có thể lấy lại nhịp tim chuẩn ban đầu. Tùy thuộc vào mỗi tình trạng bệnh khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định một phương án thích hợp, theo những nguyên tắc điều trị chung, đó là:

  • Loại bỏ những tác nhân thủ phạm gây ra loạn nhịp như thuốc hoặc chất kích thích.
  • Điều trị tốt các bệnh lý nền: Bệnh tim mạch, đái tháo đường, cường giáp,…
  • Sử dụng thuốc chống loạn nhịp theo phác đồ mới nhất.
  • Áp dụng những nghiệm pháp làm giảm nhịp tim, bao gồm: gây cường phó giao cảm (bằng cách ấn và xoa xoang động mạch cảnh, ấn nhãn cầu), hay nghiệm pháp Valsalva,…
  • Trong các trường hợp rối loạn nhịp tim nghiêm trọng hoặc không thể đáp ứng điều trị nội khoa, mức nhịp tim chuẩn không đạt được, thì các phương pháp can thiệp khác có thể được áp dụng, chẳng hạn như đặt máy tạo nhịp, sốc điện tim, đốt điện sinh lý, phẫu thuật tim,…

Bên cạnh đó, tầm soát sớm nguy cơ tim mạch, phòng tránh bệnh luôn là điều quan trọng nhất, giúp duy trì nhịp tim chuẩn, hạn chế những biến cố nguy hiểm cho sức khỏe.

 

Tìm hiểu từ nguồn: Wikipedia

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về nhịp tim chuẩn, hy vọng bài viết có thể hỗ trợ nhiều cho bạn trong cuộc sống

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp đến bạn đọc một số thông tin liên quan:

 

Exit mobile version