Cùng với Medplus tìm hiểu kĩ hơn về căn bệnh rối loạn nhịp tim nhanh bạn đọc nhé!
1. Nhịp tim nhanh là gì?
Nhịp tim nhanh hay còn gọi là đánh trống ngực, là tình trạng tim đập thình thịch, rung hoặc nhịp bất thường trong vài giây hoặc vài phút. Bạn cũng có thể có cảm giác nhịp tim đập trong họng hoặc vùng cổ.
Tim đập nhanh có thể được kích hoạt bởi căng thẳng, tập thể dục, vận động, uống thuốc hay hiếm khi một vấn đề y tế.
Mặc dù tim đập nhanh có thể đáng lo ngại, nhưng thường vô hại, vì tim vẫn bơm hiệu quả. Có thể ngăn ngừa tim đập nhanh bằng cách tránh các kích thích gây ra.
Trong trường hợp hiếm, tim đập nhanh có thể là triệu chứng của một bệnh tim nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như nhịp tim không đều (loạn nhịp tim), có thể cần điều trị.
2. Nguyên nhân nhịp tim nhanh là gì ?
Có rất nhiều nguyên nhân gây tim đập nhanh. Thông thường, tình trạng này có liên quan đến tim hoặc các nguyên nhân chưa được biết rõ. Nguyên nhân không liên quan đến tim bao gồm:
- Cảm xúc mạnh như lo âu, sợ hãi hoặc căng thẳng, thường xảy ra trong các cơn hoảng loạn.
- Hoạt động thể chất mạnh
- Sử dụng caffeine, nicotine, rượu hoặc ma túy như cocaine và các chất kích thích.
- Các tình trạng sức khỏe, trong đó có bệnh tuyến giáp, đường huyết thấp, thiếu máu, huyết áp thấp, sốt và mất nước.
- Thay đổi nội tiết tố trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc tiền mãn kinh. Đôi khi, đánh trống ngực khi mang thai là biểu hiện của bệnh thiếu máu.
- Sử dụng các thuốc như thuốc giảm cân, thuốc làm thông mũi, thuốc hen suyễn dạng hít và một số thuốc được sử dụng để ngăn chặn loạn nhịp (một vấn đề nghiêm trọng về nhịp tim) hoặc thuốc điều trị suy giáp.
- Một số thảo dược và dinh dưỡng bổ sung.
- Nồng độ điện giải bất thường. Một số người có nhịp tim nhanh sau bữa ăn có quá nhiều tinh bột, đường hoặc chất béo. Đôi khi do ăn thực phẩm có rất nhiều bột ngọt (MSG), nitrat hoặc muối.
Nếu bạn có tim đập nhanh sau khi ăn thực phẩm nào đó, nó có thể là do cơ thể nhạy cảm với thức ăn. Bạn nên có sổ nhật ký để giúp ghi nhớ những thức ăn cần tránh.
Nhịp tim nhanh cũng có thể liên quan đến các bệnh tim và nhiều khả năng đại diện cho loạn nhịp. Các tình trạng về tim gắn với đánh trống ngực bao gồm:
- Tiền sử nhồi máu cơ tim
- Bênh động mạch vành
- Suy tim
- Các vấn đề về van tim
- Vấn đề về cơ tim
3. Triệu chứng nhịp tim nhanh là gì ?
Một số biểu hiện của nhịp tim nhanh:
- Hồi hộp.
- Hụt hơi.
- Tim “rung rinh” trong lồng ngực.
- Nhịp đập quá nhanh.
Đôi khi nhịp tim đập quá nhanh, bạn cũng có thể cảm nhận được các nhịp đầu từ những vùng gân xung quanh cổ hoặc những vùng xung quanh họng.
4. Chẩn đoán và điều trị nhịp tim nhanh như thế nào ?
Chẩn đoán
Bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám và khai thác bệnh sử, nếu cần thiết Bác sĩ sẽ cho xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh, thăm dò chức năng để tìm nguyên nhân, vài xét nghiệm rất cơ bản:
- ECG (Điện tâm đồ): Giúp phát hiện nhịp tim đều hoặc không đều, các hội chứng liên quan đến bệnh lý rối loạn nhịp. ECG có thể đo khi bệnh nhân nghỉ tĩnh hoặc khi bệnh nhân gắng sức.
- Holter điện tâm đồ: Bệnh viện sẽ cung cấp một dụng cụ có thể tháo lắp được cho bệnh nhân đeo từ 24 – 72 giờ, các dữ kiện về nhịp tim sẽ được ghi nhân giúp phát hiện các cơn nhịp tim nhanh, điều mà ECG hạn chế.
- Siêu âm tim: Cung cấp chi tiết về hình ảnh học và chức năng co bóp của tim.
- Và các xét nghiệm cần thiết khác (tùy vào thăm khám).
Điều trị
Trừ khi bác sĩ thấy có bệnh tim tiềm ẩn, tim đập nhanh ít khi cần dùng thuốc hoặc điều trị phẫu thuật. Thay vào đó, bác sĩ có thể khuyên cách để tránh những kích tố có gây ra tim đập nhanh.
Nếu tim đập nhanh là do một vấn đề cơ bản như loạn nhịp, điều trị sẽ tập trung vào điều chỉnh các vấn đề cơ bản.
Tìm hiểu từ nguồn: Wikipedia
Như vậy, Mepdlus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về rối loạn nhịp tim nhanh là gì , hy vọng bài đọc có thể hỗ trợ nhiều cho bạn trong cuộc sống, giúp bạn nâng cao chất lượng đời sống của bản thân và gia đình hơn nữa
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp đến bạn đọc nhiều thông tin hữu ích: