Site icon Medplus.vn

NHÓ ĐÔNG – vị “khắc tinh” của bệnh viêm gan

Cây nhó đông

Cây nhó đông

A. Thông tin về cây Nhó đông

Tên tiếng Việt: Nhó đông

Tên khoa họcMorinda longissima Y.Z. Ruan, thuộc Họ: Rubiaceae (Cà phê)

Công dụng: Cây được sử dụng trong phạm vi kinh nghiệm của nhân dân thị xã Sơn La: Rễ, thân thái miếng sắc uống chữa viêm gan, xơ gan.

1. Đặc điểm của cây

Cây nhó đông

2. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang rải rác ở ven rừng thứ sinh hoặc ở trên nương rẫy cũ với độ cao dưới 800m. Thường gặp ở Lào Cai, Quảng Nam, Sơn La, Thừa Thiên Huế.

3. Bộ phận dùng

Dùng các phần trên mặt đất.

4. Thành phần hóa học

Lá, thân và rễ cây nhó đông đều có các nhóm chất gồm anthranoid, coumarin, acid hữu cơ, carotenoid, phytosterol và đường khử tự do.

B. Tính vị, Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị

Nhó đông có vị đắng, màu vàng, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kiện tỳ, hoạt huyết, tiêu viêm, tán ứ, chữa viêm gan, vàng da, xơ gan.

2. Công dụng và Liều dùng

Nước sắc: dược liệu nhó đông 20 – 30g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Cao mềm:

Dạng cốm: được bào chế từ cao nhó đông trộn với đường.

Thuốc giúp người bệnh ăn ngủ tốt, hết vàng da, vàng mắt, đầy bụng.

Đồng bào ở xã Chiềng An, thị xã Sơn La còn dùng rễ hoặc thân già (phần sát gốc rễ của cây nhó đông phối hợp với rễ cây hé mọ (Psychotria) để chữa viêm đại tràng, cho kết quả tốt.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cây Nhó đông cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version