Site icon Medplus.vn

Mào gà trắng: “Thần dược” giúp cầm máu và chữa bách bệnh mà bạn nên biết

Mào gà trắng

Mào gà trắng

A. Thông tin về Mào gà trắng

Mào gà trắng có nhiều tên gọi khác như mào gà đuôi nheo, bông mồng gà trắng, đuôi lươn, dã kê quan, thanh tương tử. Ngoài việc được trồng làm cảnh, hạt và hoa của cây còn có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến chảy máu.

Tên khoa học: Celosia argentea L.

Họ: Dền – Amanthaceae

1. Đặc điểm của cây

Cây cỏ mọc quanh năm, thân mọc thẳng, nhẵn, mang nhiều cành, cao 0.3-1m có thể tới 2m. Lá mọc so le, hình mác, nguyên, đầu nhọn, gốc lá cũng hơi nhọn.

Hoa không có cuống, mọc thành bông trắng hoặc hơi hồng, dài 3-10cm.

Quả nang, mở theo hình hộp, trong mang nhiều hạt. Hạt dẹt màu đen, hoặc nâu đỏ, mặt bóng, đường kính ước 1mm.  Vỏ giòn, dễ vỡ, không mùi, vị nhạt.

2. Phân bố và thu hái

3. Thành phần hoá học

Hạt của cây có chứa chất béo, các chất khác và hoạt chất chưa rõ.

4. Tác dụng dược lý

Toàn cây Mào gà trắng  có tác dụng kháng sinh, tiêu viêm.

B. Tính vị và liều dùng

1. Tính vị

Mào gà trắng có vị đắng, tính hơi hàn, có tác dụng thanh can minh mục, làm sáng mắt, thoái ế, tiêu viêm, thu liễm cầm máu.

Quy kinh: Can kinh

2. Công dụng

Mào gà trắng có tác dụng khử phong nhiệt, thanh can hỏa, làm sáng mắt. Ngoài ra, Mào gà trắng còn dùng chữa phong nhiệt làm mắt đau.

Trong phạm vi nhân dân, Mào gà trắng được dùng làm thuốc thu liễm, cầm máu, chữa ỉa lỏng, trong các bệnh xích bạch, lỵ, lòi dom, chảy máu ruột, thổ huyết, máu cam, tử cung xuất huyết, bệnh về gan và mắt.

3. Liều dùng

C. Bài thuốc có vị Mào gà trắng

1. Chữa viêm kết mạc cấp tính, đau mắt:

Dùng hạt Mào gà trắng, Hoàng cầm, Long đởm, mỗi vị 9g, Cúc hoa trắng 12g, thục địa 15g sắc nước uống.

2. Chữa thổ huyết

Kê quan hoa sao giấm tán vụn, uống mỗi lần 6g, mỗi ngày 2 lần với nước ấm hoặc Kê quan hoa (dùng cả cây) lượng vừa đủ, sắc uống. Hoặc dùng Hoa mào gà trắng sao giấm tán vụn, uống mỗi lần 6g với một chút rượu.

Ngoài ra còn có thể dùng Hoa mào gà trắng tươi 15 – 24g (loại khô dùng 6 – 15g) hầm với phổi lợn lượng vừa đủ trong 1 giờ rồi chia ăn vài ba lần trong ngày.

3. Chữa khạc huyết

Hoa mào gà trắng 30g, Trắc bá diệp 30g, Cỏ nhọ nồi 30g, sắc uống, hoặc Hoa mào gà tươi 24g, rễ Cỏ tranh tươi 30g, sắc uống, hoặc Hoa mào gà trắng tươi 15 – 24g (loại khô dùng 6 – 15g) hầm với phổi lợn ăn.

4. Chữa Xích bạch ly

Lấy hoa sắc với rượu uống. Xích lỵ (phân có máu) dùng hoa màu đỏ. Bạch lỵ (phân chỉ có nhày) dùng hoa màu trắng.

5. Chữa thoát giang hạ huyết (lòi dom chảy máu)

Kê quan hoa và Phòng phong lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, vê thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi ngày uống 70 viên với nước cơm khi bụng đói, hoặc Hoa mào gà trắng sao 30g, Tông lư thán 30g, Khương hoạt 30g, tán thành bột, uống mỗi lần 6g với nước cơm.

6. Chữa thanh quang nhãn (glaucoma)

Hoa mào gà 15g, rễ Ngải cứu 15g, Mẫu kinh căn (Vitex negundo L.) 15g, sắc uống.

7. Chữa di tinh

Hoa mào gà trắng 30g, Kim ti thảo (Melica scabrosa Trin) 15g, Kim anh tử 15g, sắc uống.

D. Kiêng kỵ khi dùng

Ðối với bệnh tăng nhãn áp (con ngươi dãn to) không nên dùng.

Những người đồng tử mở rộng cấm dùng.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version