Site icon Medplus.vn

Nhục đậu khấu – Gia vị phổ biến trong Y học cổ truyền xưa và nay

Nhục đậu khấu hay còn gọi là Nhục quả là vị thuốc được sử dụng để phổ biến trong y học cổ truyền. Vị thuốc có tác dụng hỗ trợ hệ thống tiêu hóa và kích thích hệ thống thần kinh.

Nhục đậu khấu

Nhục đậu khấu

Tên tiếng Việt: Nhục đậu khấu, Nhục quả

Tên khoa học: Myristica fragrans Houtt.

Họ: Myristicaceae

Công dụng: Lỵ, ỉa chảy, đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn, suy mòn, sốt rét, thấp khớp, đau thần kinh tọa, bệnh phong giai đoạn đầu (Hạt tán bột). Dùng liều cao dễ bị ngộ độc.

Mô tả

 Bộ phận dùng

Cây và quả Nhục đậu khấu

Nhân hạt và áo hạt phơi khô. Mỗi năm thu hái quả hai lần vào các tháng 5 – 6 và 11 – 12. Sau khi hái quả, bóc bỏ vỏ, lấy riêng áo hạt ngâm nước rồi phơi sấy cho khô được nhục quả y. Hạt đem sấy ở nhiệt độ 80°C đến khi lắc có tiếng lọc cọc thì đem đập lấy nhân.

Nhục đậu khấu được chế biến như sau:

Thành phần hóa học

Dược liệu Nhục đậu khấu chứa các thành phần hóa học chủ yếu như sau:

Tính vị

Công dụng

Bài thuốc có nhục đậu khấu

Ảnh minh hoạ

1. Chữa kém ăn, ăn không tiêu với nhục đậu khấu:

Nhục quả 0,50g, nhục quế 0,50g, đinh hương 0,20g. Tất cả tán thành bột, trộn đều với lactose, chia làm 3 gói, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 gói.

2. Chữa tỳ vị hư hàn, đau bụng, đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy kéo dài:

Nhục quả nướng qua 0,5g, nhục quế 0,5g, mài với nước hay rượu uống. Ngày 2-3 lần. Có thể dùng dạng thuốc bột gồm nhục đậu khấu 80g, quế 100g, đinh hương 40g, sa nhân 30g. Mỗi vị tán thành bột, trộn tất cả với 250g calci carbonat và 500g đường. Ngày uống 1 – 4g.

3. Thuốc giảm đau và chữa kiết lỵ, tiêu chảy cấp và mạn tính (Ân Độ):

Quả Nhục, quả chà là và nhựa thuốc phiện lượng bằng nhau, trộn với dịch ép của lá trầu không làm thành viên tròn, nặng 0,33g. Mỗi lần uống 1 viên, ngày 3 lần.

4. Chữa hen, đau bụng, đau dây thần kinh, rong kinh, đau kinh, ho do co thắt, đau lưng (Ân Độ):

Bột kép chế từ nhục đậu khấu, ngọn cây gai mèo, long não, bạch đậu khấu, đinh hương, bạch hòa xà lượng bằng nhau. Liều dùng mỗi lần 0,75 – 1 50g ngày 2 lần, uống với mật ong.

Độc tính và kiêng kỵ khi sử dụng Nhục đậu khấu

Độc tính và lưu ý khi dùng:

Kiêng kỵ khi sử dụng:

Xin lưu ý:

Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những tin tức mới nhất về sức khỏe bạn nhé!

Nguồn tham khảo:

Tra cứu dược liệu Việt Nam

Exit mobile version