Site icon Medplus.vn

Những chấn thương có thể gặp khi trẻ bị ngã

Những chấn thương có thể gặp khi trẻ bị ngã

Những chấn thương có thể gặp khi trẻ bị ngã

Tình trạng trẻ bị ngã khá thường gặp ở các trẻ biết đi đến khoảng 7 tuổi. Bởi đây là giai đoạn trẻ khám phá thế giới bằng cách tiếp xúc trực tiếp với những thứ xung quanh và kỹ năng vận động của con đang dần hoàn thiện. Bố mẹ hãy tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết này để hiểu rõ thêm những chấn thương có thể gặp khi trẻ bị ngã và các biện pháp giúp giữ an toàn cho trẻ nhé.

Những chấn thương thường gặp khi trẻ bị ngã

Việc nắm rõ những gì cần chú ý và giải quyết các rủi ro một cách an toàn trong môi trường xung quanh con bạn có thể rất hữu ích trong việc ngăn ngừa tình trạng té ngã và thương tích. Dưới đây là một số tình trạng chấn thương phổ biến thường gặp ở trẻ em:

Chấn thương thông thường

Đây là tình trạng chấn thương phổ biến nhất như vết trầy xước, bầm tím. Trẻ có thể bị các chấn thương thông thường này nếu:

Những chấn thương có thể gặp khi trẻ bị ngã

Chấn thương nặng

Tình trạng chấn thương nặng bao gồm gãy tay, chân khi té ngã… Trẻ có thể bị chấn thương nặng nếu:

Cách giữ an toàn cho trẻ em tại nhà

Bạn có thể không ngờ tới rằng nơi trẻ bị ngã thường xuyên nhất chính là ngay trong mái ấm gia đình. Do đó, để có thể giữ an toàn cho con trẻ ngay tại trong ngôi nhà của mình, bố mẹ hãy bố trí lại hoặc loại bỏ những vật dụng có nguy cơ khiến trẻ bị ngã hoặc chấn thương ra khỏi nơi sinh hoạt của trẻ. Ngoài ra, để giữ an toàn cho bé thì bố mẹ hãy tuân thủ ngay những nguyên tắc sau:

  • Sử dụng thảm chống trượt tại khu vực phòng vệ sinh.
  • Lưu ý thời gian tắm của trẻ. Nếu trẻ tắm lâu hơn thông thường thì bố mẹ cần phải kiểm tra phòng tắm ngay.
  • Đảm bảo sàn nhà luôn khô ráo và sạch sẽ.
  • Sử dụng dụng cụ chặn, bịt góc cho những món đồ nội thất có góc nhọn như bàn, ghế, tủ…
  • Không cho trẻ chơi những đồ chơi có nhiều mảnh nhỏ, sắc nhọn… trẻ có thể cho vào miệng và gây ra tình trạng mắc nghẹn hay làm tổn thương bản thân. Đảm bảo nơi lắp pin trong đồ chơi luôn chắc chắn và khó tháo gỡ.
  • Lắp đặt rào chắn an toàn tại những lối đi trong nhà (cầu thang, khu vực bếp…).
  • Luôn khóa cửa ban công và cửa sổ.
  • Để các chất tẩy rửa gia dụng tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Tủ thuốc gia đình cần được đặt chỗ cao ráo, ngoài tầm với của trẻ.
  • Gắn các nắp bảo vệ vào ổ cắm điện thấp.
  • Cố định đồ nội thất to, nặng như tủ sách, tủ quần áo… chặt vào tường.

Cách giữ trẻ không bị ngã khi vui chơi bên ngoài

Việc vui chơi ngoài trời là điều cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em. Hãy lưu ý những nguyên tắc sau để giúp thời gian vui chơi ngoài trời của trẻ đảm bảo an toàn và ý nghĩa hơn:

  • Luôn nắm tay bé khi sử dụng thang cuốn, dạy bé biết đặt chân tránh xa mép bậc thang cuốn.
  • Đảm bảo trang phục bé mặc không vướng vào thang cuốn, thang cầu tuột, hàng rào…
  • Cho trẻ chơi ở sân chơi với mặt đất có lót cát, trải tấm cao su… Bé sẽ đỡ đau hơn nếu ngã trên mặt đất được lót bằng những vật liệu trên so với xi măng. Sân chơi nên được bố trí xa đường giao thông, để giảm nguy cơ trẻ đi lạc ra đường dẫn đến tai nạn.
  • Nếu cho bé dùng xe đẩy, cha mẹ cần đảm bảo không treo các túi nặng trên tay cầm vì chúng có thể khiến xe đẩy bị bật ngửa ra sau.
  • Nếu trẻ chơi thể thao hoặc sử dụng các thiết bị di chuyển nhanh như xe đạp, ván trượt,… hãy đảm bảo trẻ được mặc đồ bảo hộ đầy đủ.

Phải làm gì khi trẻ bị ngã gặp chấn thương?

Khi trẻ bị ngã từ ghế sofa, giường hoặc bàn, hãy kiểm tra kỹ các vết thương, đặc biệt là miệng, đầu và tay chân. Bố mẹ cần đảm bảo rằng trẻ không có bất kỳ vết thương hở nghiêm trọng, gãy xương hoặc các chấn thương khác. Nếu bé vẫn bình thường sau khi bị ngã, bố mẹ nên tiếp tục quan sát thêm trong 24 giờ tới để đảm bảo trẻ vẫn khỏe mạnh, đặc biệt nếu bé bị ngã dẫn đến va đập ở đầu. Nếu bố mẹ cảm thấy lo lắng sau cú ngã và không chắc liệu trẻ có bị thương hay không, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ ngay lập tức.

Ngoài ra, bố mẹ nên đưa trẻ đến phòng cấp cứu ngay lập tức nếu trẻ gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Ngất xỉu, lơ mơ, mất ý thức
  • Co giật
  • Sốt cao
  • Nôn nhiều lần và quấy khóc kéo dài
  • Vết thương không ngừng chảy máu
  • Bong gân
  • Bị bỏng nghiêm trọng hoặc cắt trúng tay, chân hoặc bất kỳ bộ phận khác trên cơ thể
  • Vô ý nuốt phải vật lạ hoặc thuốc

Bố mẹ có thể tham khảo thêm cách phòng ngừa chấn thương ở đầu, cách xử lý chấn thương ở miệng, cố gắng không tác động đến vùng bị chấn thương của trẻ và đưa trẻ khi đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức nhé!

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version