Site icon Medplus.vn

Những chú ý khi điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ

Những chú ý khi điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ

Những chú ý khi điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ

Bệnh trầm cảm ở trẻ em có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhưng nếu để tâm chú ý, bố mẹ hoàn toàn có thể sớm nhận biết được các dấu hiệu và tìm cách điều trị kịp thời.

Nguy cơ từ bệnh trầm cảm ở trẻ em

Nếu trẻ bị trầm cảm mà không được điều trị kịp thời thì trong suốt nhiều năm sau đó, trẻ có thể sẽ gặp những vấn đề như:

Trong đó, nguy cơ tự tử là nghiêm trọng nhất. Bởi trẻ không chỉ nghĩ đến cái chết, mà còn thực sự cố gắng tự tử. Thực tế, tự tử đứng thứ ba trong số những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em từ 5 đến 14 tuổi.

Vì vậy, nếu trẻ bị chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm hoặc bố mẹ nghi ngờ rằng con mình mắc chứng bệnh này, thì bố mẹ cần cần theo dõi trẻ thật sát sao để phát hiện ra những dấu hiệu cảnh báo và giúp trẻ điều trị.

Một số dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ tự tử vì trầm cảm:

Những chú ý khi điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ

Cách điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ em

Bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ có thể được điều trị bằng thuốc, bằng các biện pháp trị liệu, hoặc bằng cách kết hợp cả hai phương pháp này.

Việc điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ em thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Cách điều trị hợp lý sẽ giúp tình trạng của trẻ được cải thiện rất nhiều, hoặc các triệu chứng có thể hoàn toàn biến mất.

Trẻ cũng không nhất thiết phải điều trị cả đời. Bác sĩ sẽ quyết định thời điểm kết thúc điều trị, tùy theo tình trạng của trẻ.

Khi trẻ bị chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm thì cách điều trị đầu tiên là tâm lý trị liệu. Cách này nhằm xử lý những yếu tố về cảm xúc và trong cuộc sống đã và đang làm tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm của trẻ (ví dụ như môi trường hoặc những sự kiện gây căng thẳng).

Một số phương pháp trị liệu cho bệnh trầm cảm ở trẻ em:

Các chuyên gia tâm lý nhấn mạnh rằng, trầm cảm là bệnh có thể điều trị được. Việc sử dụng thuốc và các biện pháp trị liệu sẽ có hiệu quả tối ưu khi người bệnh nhận được sự hỗ trợ vững chắc từ gia đình. Trong quá trình điều trị, trẻ cũng được trang bị những kỹ năng cần thiết để tránh tái phát bệnh.

Đối với trẻ nhỏ, hình thức trị liệu thông qua trò chuyện có thể ít hiệu quả vì vốn từ của trẻ còn hạn chế. Thay vào đó, hình thức trị liệu vui chơi – có sử dụng đồ chơi hay các công cụ giải trí – sẽ có ích hơn. Trị liệu nghệ thuật – một hình thức của liệu pháp diễn đạt – với các hoạt động như vẽ tranh, diễn kịch… cũng có thể giúp trẻ xử lý tốt các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Làm gì để giúp đỡ trẻ mắc bệnh trầm cảm?

Điều quan trọng nhất là bố mẹ tìm được đúng bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu, cũng như phương pháp điều trị phù hợp. Sau đây là một số việc bố mẹ nên làm để giúp đỡ trẻ:

Bệnh trầm cảm ở trẻ em rất nguy hiểm và có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng, kéo dài. Vì vậy, bố mẹ hãy dành nhiều tình yêu thương và sự quan tâm cho trẻ, chú ý tới trẻ để sớm nhận ra các dấu hiệu của bệnh và cho trẻ điều trị kịp thời nhé!

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version