Site icon Medplus.vn

Những dấu hiệu nhận ra bạn đang mắc bệnh chảy máu trong!

Bệnh chảy máu trong là bệnh gì?

Chảy máu trong có thể xảy ra trong các cơ quan, các mô hoặc trong các khoang của cơ thể gồm bụng, ngực, cột sống và đầu. Những khu vực khác có khả năng chảy máu trong như mắt, các mô lót tim, cơ bắp và các khớp.

Tuy nhiên, chảy máu trong không có các triệu chứng trong nhiều giờ sau khi bắt đầu chảy máu, các triệu chứng chỉ có thể xảy ra khi có sự mất máu đáng kể hay nếu một cục máu đông đã đủ lớn để nén một cơ quan trong cơ thể và ngăn không cho nó hoạt động.

Bệnh chảy máu trong bắt nguồn từ nguyên nhân nào?

Chảy máu trong thường xảy ra do bị chấn thương đồng thời cũng tùy thuộc vào từng trường hợp có số lượng máu chảy có thể nhiều hay ít. Bên cạnh đó, có một số người có thể bị xuất huyết tự phát nhưng không nhất thiết là liên quan tới bất kì chấn thương nào.

Bất cứ khi nào bác sĩ tiến hành phẫu thuật các bộ phận bên trong cơ thể, việc chảy máu có khả năng trì hoãn ngay lập tức. Khi phẫu thuật gần kết thúc, các bác sĩ sẽ cố gắng kiểm soát việc máu chảy, điều này có thể được thực hiện bằng cách xác định và buộc các mạch máu bằng chỉ khâu, dùng kẹp hoặc nhíp để cầm máu. Bác sĩ có thể đốt điện các mạch máu để ngăn chảy máu, lúc này lượng máu chảy chỉ còn rất ít.

Những phương pháp nào giúp điều trị bệnh chữa máu trong hiệu quả?

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá sự ổn định và đảm bảo quy trình cấp cứu được thực hiện đầy đủ, quy trình bao gồm việc bảo đảm người bệnh

Để chữa trị dứt điểm bệnh chảy máu trong cần phải phụ thuộc vào nơi chảy máu, tình trạng cá nhân cũng như sự ổn định. Những mục tiêu cơ bản gồm, việc xác định, ngăn chặn nguồn chảy máu và sửa chữa bất kì thiệt hại nào mà chảy máu có thể xảy ra.

Theo như khảo sát, số lượng người mắc phải tình trạng này ngày càng có dấu hiệu tăng cao nhất là trong những trường hợp tai nạn giao thông. Để giảm thiểu nguy cơ chảy máu trong bạn cần phải hạn chế uống rượu, hút thuốc lá đồng thời giúp hạn chế diễn tiến của bệnh thì nên: gặp bác sĩ ngay, nằm ngửa và nâng chân lên cao, không nên di chuyển nếu chấn thương có ảnh hưởng tới cột sống, cổ.

Xem thêm:

Exit mobile version