Site icon Medplus.vn

Những điều bạn cần biết về tình trạng Mọc Răng Thừa

Răng thừa là gì?

Mọc thừa răng là tình trạng số lượng răng vượt mức tiêu chuẩn ở một người bình thường. Ở một người bình thường số răng sữa là 20 chiếc, răng vĩnh viễn là 32 chiếc. Răng thừa là hiện tượng bất thường trên cung hàm. Có thể để lại nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng mà bạn không ngờ tới.

Răng mọc thừa hay còn gọi răng dư, răng thừa là tình trạng số lượng răng mọc trên cung hàm của bạn nhiều hơn thông thường. Những chiếc răng này thường mọc ở những vị trí rất “oái oăm”. Không theo sự sắp xếp của cung hàm con người. Tình trạng mọc thừa răng ảnh hưởng đến hoạt động của cả hàm răng. Có thể gây khó khăn trong việc ăn uống. Phổ biến nhất là răng cửa hàm trên, kế đến là răng hàm.

Răng thừa thường mọc ở phía trước hoặc phía sau hàm, đặc biệt là hàm trên.

Nguyên nhân khiến bạn mọc răng thừa

Bác sĩ cho rằng các yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường dẫn đến bệnh này. Trường hợp một chiếc răng thừa là điều tương đối phổ biến. Nhưng nhiều răng mọc thừa là hiếm gặp ở những người không có bệnh liên quan hoặc các hội chứng khác. 

Nhiều răng thừa không bao giờ nhú lên nhưng chúng gây cản trở cho các răng gần đó. Khiến cho những chiếc răng này không thể nhú lên hoặc gây ra các vấn đề răng hoặc cấu trúc răng khác. Mọc thừa răng ở khu vực răng hàm là dạng hiếm nhất. Bác sĩ thường sử dụng phương pháp chụp X-quang răng để chẩn đoán bệnh mọc thừa răng.

Nếu bố mẹ hoặc người thân bạn mắc bệnh này thì khả năng rất cao bạn cũng sẽ mắc phải bệnh. Một số nhà khoa học cho rằng môi trường bị ô nhiễm cũng gây ra bệnh nhanh chóng.

Mọc răng thừa thường xảy ra ở đối tượng nào?

Một cuộc khảo sát trên 2.000 học sinh đã cho thấy răng mọc thừa có 0,8% là răng sữa và 2,1% là răng vĩnh viễn.

Tình trạng nhiều này hiếm gặp ở những người không có bệnh liên quan hoặc các hội chứng khác. Các điều kiện có khả năng dẫn đến bệnh thừa răng bao gồm sứt môi, loạn phát xương đòn ở sọ và hội chứng Gardner. Sự phân mảnh của lá răng trong quá trình hình thành hàm ếch dẫn đến bệnh mọc thừa răng kết hợp với hở môi và hở vòm miệng. 

Tỷ lệ răng vĩnh viễn mọc thừa tại hàm ếch ở trẻ em sứt môi hoặc vòm miệng. Một hoặc cả hai bên được xác định là chiếm 22,2%. Tỷ lệ xảy ra ở bệnh nhân loạn phát xương đòn sọ dao động từ 22% ở vùng răng cửa hàm trên đến 5% tại khu vực thuộc răng hàm.

Nam giới thường mắc bệnh này nhiều gấp hai lần so với phụ nữ.

Triệu chứng và dấu hiệu 

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh mọc thừa răng đó là đau nhức và sốt. Tùy thể trạng của mỗi bệnh nhân mà các triệu chứng biểu hiện nặng hay nhẹ.

Mọc thừa răng được chia làm bốn nhóm dựa trên tiêu chí vị trí và hình dáng, gồm:

Cách điều trị tình trạng mọc răng thừa

Các bệnh nhân sẽ được chụp X-quang, điều tra tiền sử bệnh, thăm khám lâm sàng. Từ các kết quả có được các bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất, từ đó có giải pháp điều trị phù hợp.

Không chỉ vậy, các bác sĩ còn kiểm tra khớp hàm để xem có điều gì bất thường hay không, có là nguyên nhân dẫn đến bệnh hay không. Xác định vị trí chính xác những chiếc răng thừa.

Gần đây, chụp cắt lớp vi tính được xem là phương pháp xét nghiệm để phát hiện răng thừa hữu hiệu nhất.

Trường hợp được chỉ định phải loại bỏ răng thừa

Trường hợp được chỉ định giám sát nhưng không loại bỏ răng thừa

Các biện pháp ngăn ngừa

Duy trì sự khỏe mạnh là điều cần thiết để ngăn chặn bệnh vì bác sĩ cho rằng không có phương án nào có thể hoàn toàn phòng ngừa được bệnh này.

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về tình trạng mọc răng thừa. Hy vọng giúp bạn có thể bổ sung kiến thức nhằm phát hiện được bệnh sớm hoặc phòng tránh các nguy cơ tiềm ẩn. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn đang có các dấu hiệu trên hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé. 

Các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Exit mobile version