Viêm dạ dày là bệnh khá phổ biến hiện nay và rất nhiều người còn chủ quan mà không biết rằng viêm dạ dày ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là bệnh dễ tái phát khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Hãy cùng Songkhoe.medplus tìm hiểu về căn bệnh và cách phòng ngừa bệnh nhé!
Viêm dạ dày là gì ?
Viêm dạ dày là tình trạng xảy ra khi dạ dày bị viêm hoặc sưng. Bệnh không nguy hiểm và có thể nhanh chóng chuyển biến tốt hơn sau khi điều trị. Trong một số trường hợp, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét dạ dày và tăng nguy cơ ung thư.
Viêm dạ dày có thể gồm viêm dạ dày cấp tính hoặc viêm dạ dày mãn tính.
Nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày
Những nguyên nhân thường gặp:
- Nhiễm khuẩn HP (vi khuẩn Helicobacter pylori) gây viêm dạ dày mãn tính phổ biến nhất.
- Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin) và naproxen (Aleve), có thể gây viêm dạ dày cấp tính và cả viêm dạ dày mãn tính, có thể làm giảm một chất quan trọng giúp bảo vệ niêm mạc bảo vệ dạ dày.
- Chế độ ăn uống: Ăn uống thất thường dễ khiến cho axit hydrochloric và các chất xúc tác dạ dày tiết ra trung hòa thức ăn không ổn định, làm cho dạ dày không được nghỉ ngơi. Thói quen ăn nhanh hoặc vừa ăn vừa xem tivi cũng dẫn đến nhai không kỹ cũng dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Uống quá nhiều rượu: Rượu có thể gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày. Sử dụng rượu quá mức có nhiều khả năng gây viêm dạ dày cấp tính.
- Căng thẳng: Căng thẳng nghiêm trọng về thể chất như sau khi trải qua phẫu thuật, chấn thương, bỏng hay nhiễm trùng nặng cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm dạ dày cấp.
- Tuổi tác: Người cao tuổi có nguy cơ bị viêm dạ dày cao hơn vì lớp niêm mạc tại dạ dày có xu hướng mỏng dần.
- Trào ngược dịch mật.
- Viêm dạ dày tự miễn: bệnh này hiếm xảy ra khi cơ thể tấn công các tế bào tạo nên niêm mạc dạ dày.
- Các bệnh và điều kiện khác như: HIV/AIDS, Crohn, suy gan, thận.
Các triệu chứng phổ biến khi mắc bệnh viêm dạ dày
- Đau âm ỉ hoặc nóng vùng bụng trên
- Chán ăn, ăn không ngon miệng, có thể gầy đi chút ít.
- Đầy hơi, khó tiêu, nấc cục
- Buồn nôn, nôn mửa
- Phân có màu đen, phân có máu, rát lồng ngực.
Viêm dạ dày có nguy hiểm không?
Nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến loét và chảy máu dạ dày. Một số dạng viêm dạ dày mạn tính còn có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, nhất là khi chúng làm mỏng lớp niêm mạc và gây biến đổi các tế bào ở đó.
Chẩn đoán bệnh viêm dạ dày
- Xét nghiệm máu: Bác sĩ có thể cho xét nghiệm máu để kiểm tra kháng thể HP trong cơ thể.
- Kiểm tra hơi thở
- Xét nghiệm phân: Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, cho thấy bạn đang nhiễm vi khuẩn HP.
- Nội soi tiêu hóa trên: Bác sĩ đưa một ống nội soi thông qua miệng và vào thực quản, dạ dày và phần đầu của ruột non.
- X quang dạ dày và ruột non kiểm tra các dấu hiệu của viêm dạ dày.
Các phương pháp điều trị viêm dạ dày
Hầu hết các loại viêm dạ dày, điều trị bao gồm việc uống thuốc để làm giảm hoặc trung hòa acid dạ dày, như:
- Thuốc kháng acid. Thuốc kháng acid (Maalox, Mylanta) ở dạng lỏng hoặc viên là một điều trị phổ biến cho viêm dạ dày nhẹ.
- Ức chế histamin H2: Bác sĩ có thể đề nghị một loại thuốc như cimetidine (Tagamet), ranitidine (Zantac), nizatidine (Axid) hoặc famotidine (Pepcid) giúp làm giảm lượng axit sản xuất trong dạ dày.
- Các loại thuốc ức chế bơm proton: Làm giảm acid bằng cách chặn các hành động của bơm trong các tế bào tiết acid của dạ dày: omeprazole (Prilosec), lansoprazole (Prevacid), rabeprazole (Aciphex) và esomeprazole (Nexium).
- Các loại thuốc để điều trị H. pylori: Bitmut (Pepxo-Bismol) giúp tiêu diệt các vi khuẩn, và các chất ức chế bơm proton làm giảm đau đớn và buồn nôn, chữa bệnh viêm và có thể làm tăng hiệu quả của thuốc kháng sinh.
Thuốc điều trị viêm dạ dày Maalox
Chế độ sinh hoạt phù hợp để phòng ngừa bệnh viêm dạ dày
- Ăn nhiều bữa trong một ngày;
- Ăn thức ăn nấu chín;
- Vệ sinh tay trước khi ăn;
- Tránh hút thuốc lá;
- Tránh ăn các thực phẩm gây kích ứng dạ dày: những thực phẩm cay, nóng, đồ chiên nhiều dầu mỡ hoặc chất béo.
- Tránh uống rượu, bia, thức uống có cồn vì chúng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
- Xem xét lại các loại thuốc giảm đau đang sử dụng. Một số thuốc giảm đau làm tăng nguy cơ bị viêm dạ dày.
Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ
Bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay nếu các triệu chứng trên không thuyên giảm. Ngoài ra, nếu bạn nôn ra máu hoặc có máu trong phân, bạn cũng nên đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị tốt nhất.
Danh sách phòng khám uy tín mà bạn nên biết:
- Top 5 địa chỉ siêu âm dạ dày uy tín TP.HCM
- Phòng khám ngoại tổng hợp
- Top 4 phòng khám dạ dày uy tín tại quận 1
Một số nguồn thông tin tham khảo: Hello Bacsi, Vinmec, Youmed