Site icon Medplus.vn

Những điều bạn nên biết về bệnh Chậm phát triển tâm thần ở trẻ

Chậm phát triển tâm thần là gì?

Chậm phát triển tâm thần (CPTTT) hay còn gọi là khuyết tật trí tuệ. Biểu hiện bởi trí thông minh dưới mức trung bình. Không có trí tuệ và thiếu hụt các kỹ năng cần thiết cho sinh hoạt hằng ngày như: khả năng nhận thức ngôn ngữ, vận động và thích ứng xã hội.

Chậm phát triển tâm thần là một khiếm khuyết của sự phát triển trí não. Trẻ bị chậm phát triển tâm thần có trí thông minh thấp hơn so với bình thường và các kỹ năng sinh hoạt hằng ngày cũng bị hạn chế.

Người chậm phát triển tâm thần có thể học và làm các kỹ năng mới, nhưng thường chậm. Có nhiều mức độ khác nhau của bệnh từ mức độ nhẹ đến nặng.

Trường hợp nặng của bệnh thường được chẩn đoán lúc trẻ mới sinh. Tuy nhiên, bạn có thể không nhận ra con mình bị dạng nhẹ cho đến khi chúng không phát triển bình thường. Hầu như tất cả các trường hợp, bác sĩ thường chẩn đoán bệnh trước khi trẻ được 18 tuổi.

Nguyên nhân gây chứng chậm phát triển tâm thần

Chậm phát triển tâm thần (CPTTT) không phải là một đơn thể bệnh mà là một nhóm trạng thái bệnh lý khác nhau về nguyên nhân, bệnh sinh. Nhưng có chung một bệnh cảnh lâm sàng đó là sự trì trệ về phát triển tâm thần có tính chất bẩm sinh. Hoặc mắc phải chủ yếu trong 3 năm đầu đời khi hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh về cấu trúc.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra chậm phát triển tâm thần:

Yếu tố nguy cơ gây bệnh

Chậm phát triển tâm thần xảy ra vì não bị tổn thương, hay bất kỳ nguyên nhân nào ngăn cản sự phát triển bình thường của não. Những vấn đề này có thể xảy ra khi em bé còn trong bụng mẹ, trong khi sinh hay sau khi em bé sinh ra. Tuy nhiên, chỉ có một số trường hợp biết được nguyên nhân, hầu hết, các bác sĩ không tìm thấy nguyên nhân là gì.

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải CPTTT, chẳng hạn như:

Phân loại các cấp độ của bệnh

Chậm phát triển tâm thần được chia ra làm bốn mức độ:

Nhẹ 

Trẻ có IQ từ 50 đến 69. Hầu hết trẻ CPTTT thuộc nhóm này (khoảng 85%). Các em có thể học đến lớp 6, có thể sống tự lập với sự hỗ trợ của gia đình, cộng đồng.

Trung bình

Trẻ có IQ từ 35 – 49. Có khoảng 10% trẻ chậm phát triển tâm thần thuộc nhóm này. Trẻ có thể tự chăm sóc bản thân nếu được hướng dẫn, trẻ cần đến những trường học đặc biệt để được học các kỹ năng cần thiết để chung sống với cộng đồng.

Nặng

Trẻ có IQ từ 20 – 34. Chỉ có khoảng 2 – 3% trẻ chậm phát triển tâm thần thuộc nhóm này. Trẻ cần đến các trường học đặc biệt để được học về các kỹ năng cơ bản để có thể tự chăm sóc bản thân và phát triển một số kỹ năng cần thiết khác.

Rất nặng

Trẻ có IQ dưới 20. Có khoảng 1 – 2 % trẻ chậm phát triển tâm thần thuộc nhóm này. Trẻ thường bị tổn thương thần kinh và cần được theo dõi và giúp đỡ thường xuyên.

Triệu chứng và dấu hiệu

Trẻ bị chậm phát triển tâm thần có thể có một số biểu hiện như sau:

Trẻ cũng có thể bị động kinh hoặc có một vài vấn đề tâm thần, hành vi bất bình thường. Trẻ có thể rơi vào tâm trạng buồn phiền, chán nản nếu bị bạn học xa lánh hoặc cảm thấy bị mọi người coi thường. Nhiều trẻ có thể những hành động phá phách, hung bạo, không tự chủ được trước một bất bình nhỏ. Điều này xảy ra là do là trẻ không thể học cách hành xử, suy luận như trẻ bình thường.

Bác sĩ làm gì để chẩn đoán bệnh 

Bên cạnh việc thực hiện các xét nghiệm sinh hóa, chụp X quang, phân tích bộ nhiễm sắc thể,…. Để tìm kiếm nguyên nhân, việc chẩn đoán được thực hiện bởi các chuyên gia đã qua đào tạo. Dựa trên việc đánh giá 2 khả năng căn bản sau đây của trẻ thông qua phỏng vấn bố mẹ và đánh giá trẻ một cách trực tiếp:

Cách điều trị bệnh chậm phát triển tâm thần

Chậm phát triển tâm thần không thể điều trị được. Mục đích chính của điều trị là giúp trẻ phát triển tối đa các khả năng của mình. Các chương trình giáo dục và huấn luyện đặc biệt nên được bắt đầu ngay từ lúc trẻ còn bé (được gọi là can thiệp sớm) mà mục đích là giúp trẻ phát triển càng giống bình thường càng tốt. Một số trung tâm có tổ chức hướng nghiệp để giúp trẻ học một số nghề đơn giản và tạo việc làm có thu nhập.

Đối với trẻ chậm phát triển tâm thần có các dấu hiệu của bệnh tâm thần như trầm cảm, rối loạn suy nghĩ, có hành vi phá phách v.v… cần được khám bởi các bác sĩ tâm thần để có phương pháp điều trị thích hợp.

Các phương pháp ngăn ngừa bệnh

Việc phòng ngừa chỉ có hiệu quả đối với các trường hợp có nguyên nhân rõ ràng. Y học hiện nay cho phép thực hiện một số các xét nghiệm và siêu âm trước sinh giúp phát hiện sớm một số bệnh CPTTT như bệnh Đao hoặc xét nghiệm ngay sau sinh để phát hiện bệnh như trường hợp suy giáp bẩm sinh để có biện pháp điều trị kịp thời.

Các bà mẹ cần được tư vấn để chích ngừa phòng bệnh sởi do virut rubella. Không uống nhiều rượu và cần ăn uống đầy đủ trong thời gian mang thai. Để có thể dự phòng chậm phát triển tâm thần các bà mẹ nên đến bác sĩ tư vấn di truyền để được tư vấn.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Chậm phát triển tâm thần không phải là do trẻ lười biếng, không chịu học tập mà là một rủi ro ngoài ý muốn. Do đó trẻ cần nhận được sự cảm thông, tình thương và tôn trọng của gia đình và cộng đồng. Trẻ cần nhận được sự đảm bảo về mặt y tế, xã hội, giáo dục như các trẻ bình thường khác. Nếu được hỗ trợ, giáo dục, hướng dẫn thích đáng, đa số trẻ có thể phát triển các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống và làm giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về bệnh chậm phát triển tâm thần ở trẻ. Hy vọng giúp bạn có thể bổ sung kiến thức nhằm phát hiện được bệnh sớm hoặc phòng tránh các nguy cơ tiềm ẩn. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Nếu con bạn đang có dấu hiệu trên hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé. 

Các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Exit mobile version