Site icon Medplus.vn

Những điều cần biết về chứng ngưng thở khi ngủ

Những điều cần biết về chứng ngưng thở khi ngủ

Những điều cần biết về chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em là một dạng rối loạn giấc ngủ, có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và hành vi của trẻ nhỏ. Vậy làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu của hội chứng ngưng thở khi ngủ? Bố mẹ phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

Triệu chứng ngưng thở khi ngủ

Ngáy là triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng ngưng thở khi ngủ. Tuy nhiên, đây cũng là hiện tượng thường xảy ra ở rất nhiều trẻ. Vì vậy, để biết tiếng ngáy của trẻ có phải do hội chứng này gây ra hay không, bố mẹ có thể chú ý tới các dấu hiệu dưới đây:

Nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể gia tăng nếu trẻ gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như:

Những điều cần biết về chứng ngưng thở khi ngủ

Chứng ngưng thở khi ngủ được chẩn đoán như thế nào?

Thông thường, hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em được chẩn đoán dựa trên những biểu hiện đặc trưng như phì đại hạnh nhân họng (amidan và hạch to) hay trẻ thở bằng miệng khi ngủ. Tuy nhiên, để có kết luận chính xác nhất, bố mẹ cần đưa con tới gặp bác sĩ để được kiểm tra thêm.

Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ

Chứng ngưng thở khi ngủ có thể ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt trong ngày của trẻ, thậm chí tác động đến sự phát triển trí thông minh. Do đó, trong trường hợp trẻ có bất kỳ triệu chứng nào của hội chứng ngưng thở khi ngủ, bố mẹ nên đưa con tới gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra lời khuyên chính xác nhất.

Mặc dù đa số các trường hợp trẻ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ đều có cân nặng ở mức bình thường, nhưng nếu trẻ bị thừa cân, rất có thể đây là nguyên nhân chính dẫn tới hội chứng này. Lúc này, bố mẹ nên lên kế hoạch giảm cân cho trẻ để cải thiện tình trạng. Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc xịt mũi có chưa steroid cũng có thể giúp cải thiện tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp, giúp trẻ hít thở dễ dàng hơn khi ngủ.

Hiện nay, phương pháp chữa trị hiệu quả cho tình trạng ngưng thở khi ngủ là phẫu thuật khu vực vòm họng bị sưng hạch hoặc viêm VA, được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Phần lớn các trường hợp phẫu thuật đều có thể nhanh chóng bình phục trong khoảng vài tuần.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version