Site icon Medplus.vn

Những điều cần biết về sự cáu giận ở trẻ

Những điều cần biết về sự cáu giận ở trẻ

Những điều cần biết về sự cáu giận ở trẻ

Dù sự cáu giận ở trẻ nhỏ có thể khiến bố mẹ rất căng thẳng, nhưng chúng lại là một phần bình thường trong quá trình phát triển cảm xúc của trẻ đấy.

Cơn cáu giận ở trẻ nhỏ là những khoảng bùng nổ cảm xúc với những hành vi cực đoan, khó ưa và đôi khi là hung hăng, thường do trẻ thất vọng hoặc quá bực bội. Tất nhiên, trẻ thường hay làm quá lên chứ không phải trẻ cáu giận đều là do một tình huống quá căng thẳng hay nghiêm trọng.

Khi nổi cơn cáu giận, trẻ thường có những hành vi như khóc lóc, la hét, lăn lộn, ném đồ đạc, phùng mang trợn má, xô đẩy, đánh hoặc cắn người khác. Trung bình thì mỗi ngày trẻ (18 tháng đến 5 tuổi) có một cơn cáu giận, mỗi cơn kéo dài trung bình 3 phút. Cũng may là độ dài phổ biến nhất của một cơn cáu giận chỉ là 0,5-1 phút thôi. Cường độ, tần suất và thời lượng của các cơn giận đều sẽ tự nhiên giảm bớt khi trẻ lớn dần lên.

Hầu hết những cơn cáu giận là kiểu hành vi bình thường và cũng là một phần quan trọng trong quá trình phát triển cảm xúc của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn nên chú ý quan sát. Bởi vì những cơn thịnh nộ bất thường, thái quá có thể là biểu hiện sớm của chứng rối loạn hành vi hoặc tâm lý.

Nguyên nhân khiến trẻ cáu giận

Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ cáu giận có thể là:

Cáu giận ở trẻ theo độ tuổi

Những cơn cáu giận của trẻ xuất hiện nhiều nhất khi trẻ được 2-3 tuổi. Cũng có trẻ 1 tuổi đã bắt đầu thể hiện những cơn bùng nổ cảm xúc này.

Nhiều nghiên cứu cho thấy những cơn cáu giận xuất hiện ở:

Thông thường, trẻ nổi cơn thịnh nộ ít nhất 1 lần/ngày. Tần suất này là ở 20% trẻ 2 tuổi, 18% trẻ 3 tuổi, và 10% trẻ 4 tuổi. Có 5-7% trẻ từ 1 đến 3 tuổi có ít nhất 3 cơn bực tức kéo dài (hơn 15 phút) mỗi tuần.

Trẻ chậm nói hoặc trẻ tự kỷ có những cơn giận dữ và hành vi hung hăng  thường xuyên hơn những trẻ khác, do thất vọng vì khó thể hiện bản thân.

Tần suất những cơn cáu giận của trẻ sẽ giảm dần khi trẻ học được những kỹ năng nhận diện và gọi tên cảm xúc, biết truyền đạt cảm xúc của mình đến người khác và có những hành vi tích cực để kiểm soát cảm xúc tiêu cực. Vì thế, bố mẹ đừng quá lo lắng mà hãy kiên nhẫn cùng trẻ vượt qua nhé!

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version