Site icon Medplus.vn

Những điều mẹ cần lưu tâm khi trẻ mọc răng

Những điều mẹ cần lưu tâm khi trẻ mọc răng

Những điều mẹ cần lưu tâm khi trẻ mọc răng

Trẻ mọc răng là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển. Khi những chiếc răng đầu tiên nhú lên, đồng nghĩa với việc bé đang chuẩn bị cho quá trình ăn thức ăn đặc bổ sung thay vì chỉ bú sữa mẹ và sữa công thức. Ngoài ra, mọc răng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm sinh lý của bé. Do đó, nhiều mẹ muốn biết mấy tháng trẻ mọc răng để có sự chuẩn bị tốt nhất cho trẻ.

Trẻ mọc răng khi nào?

Thông thường, trẻ nhỏ sẽ bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 6 và quá trình này diễn ra cho tới khi trẻ được khoảng 2 tuổi. Khi được 12 tháng, bé sẽ có khoảng 6 chiếc răng và đến khi được 24 tháng thì bé đã mọc đầy đủ 20 chiếc răng sữa, chia đều cho cả hàm trên và hàm dưới. Tuy nhiên, có một số trường hợp bé có thể bắt đầu mọc răng sớm hơn hoặc muộn hơn. Nhưng bạn không cần quá lo trong những trường hợp này bởi đa phần thường là do yếu tố di truyền hoặc thể chất của mỗi bé.

Dấu hiệu trẻ mọc răng mẹ cần lưu ý

Khi trẻ bắt đầu mọc răng, bạn sẽ nhận thấy trẻ có những dấu hiệu như:

Các triệu chứng mọc răng này thường xuất hiện trước khi răng mọc khoảng 3 đến 5 ngày và tự khỏi sau 3 đến 7 ngày. Do đó, nếu bé có các triệu chứng trên, bạn cần chú ý quan sát và phát hiện sớm vấn đề.

Quá trình trẻ mọc răng

Bên cạnh nỗi băn khoăn trẻ mấy tháng mọc răng thì cũng có không ít bố mẹ thắc mắc khi mọc răng chiếc răng nào của bé sẽ xuất hiện đầu tiên? Khi bắt đầu mọc răng sữa, 2 răng cửa hàm dưới sẽ mọc đầu tiên, sau đó là hai răng cửa hàng trên. Tiếp đến là những chiếc răng khác và cuối cùng 2 răng hàm thứ 2 của hàm trên. Cụ thể như sau:

Răng cửa trung tâm

Chiếc răng đầu tiên thường sẽ xuất hiện khi bé được 6 tháng và sẽ là răng cửa trung tâm ở hàm dưới. Thông thường, khi mọc chiếc răng đầu tiên, bé sẽ thấy đau nhất. Trẻ có thể cáu kỉnh, chán ăn, thích cắn và sốt nhẹ. Sau khi hai răng cửa trung tâm ở hàm dưới xuất hiện, hai răng cửa trung tâm ở hàm trên sẽ bắt đầu mọc khi bé được khoảng 8 tháng.

Răng cửa bên

Khi bé được 7 đến 10 tháng, 2 chiếc răng cửa bên ở hàm trên sẽ bắt đầu mọc. Các răng cửa bên ở hàm dưới sẽ xuất hiện muộn hơn và thường là khi trẻ được 16 tháng.

Răng hàm đầu tiên

Nhiều bố mẹ thấy bé đã mọc xong 4 chiếc răng cửa nhưng đợi mãi vẫn chưa thấy những chiếc răng tiếp theo mọc lên thì thường nôn nóng hỏi các bố mẹ có con lớn hơn rằng: Trẻ mấy tháng thì mọc răng hàm hay khi nào bé mọc răng nanh?

Sau khi bé mọc cả 4 răng cửa, răng hàm sẽ bắt đầu nhú lên. 2 chiếc răng hàm trên đầu tiên sẽ mọc khi bé chạm mốc 13 – 19 tháng. Sẽ có một khoảng trống nhỏ giữa răng hàm đầu tiên và răng cửa. Chiếc răng hàm đầu tiên ở hàm dưới sẽ mọc muộn hơn một chút, thường là khi bé được 14 – 18 tháng tuổi.

Răng nanh

Câu trả lời cho câu hỏi trẻ mấy tháng mọc răng nanh là thường khi bé chạm mốc 16 – 18 tháng tuổi. Những chiếc răng này mọc lên sẽ lấp đầy khoảng trống giữa răng cửa và răng hàm. Trong khi đó, những chiếc răng nanh ở hàm dưới sẽ mọc ra ngay sau khi những chiếc răng nanh phía trên mọc đầy đủ. Trong một số trường hợp, có thể phải đến khi trẻ được 22 tháng thì mới có thể phát triển đầy đủ cả 4 chiếc răng nanh.

Răng hàm thứ hai

Có không ít bố mẹ khi thấy con nhà hàng xóm chỉ hơn bé cưng một vài tháng đã mọc đủ răng nanh, răng hàm nhưng con mình mới có được mấy chiếc răng cửa thì lo lắng. Họ đem thắc mắc trẻ mấy tháng thì mọc răng hàm xong hỏi mọi người.

Thực tế, chiếc răng hàm thứ hai sẽ là chiếc răng cuối cùng xuất hiện trong quá trình mọc răng của bé. Chiếc răng hàm thứ hai ở hàm dưới sẽ xuất hiện khi trẻ được 20 đến 23 tháng. Khi chiếc răng hàm thứ hai bên dưới mọc lên, những chiếc bên trên sẽ mọc vào khoảng tháng thứ 25. Như vậy, hàm răng của trẻ nhỏ sẽ hoàn chỉnh khi bé chạm mốc 2,5 tuổi.

Những lưu ý khi chăm sóc trong giai đoạn trẻ mọc răng?

Trẻ mọc răng là giai đoạn rất quan trọng đối với sự phát triển nhưng có thể khiến bé thấy khó chịu. Do đó, sự vỗ về, quan tâm chăm sóc của bạn là thứ tốt nhất để giúp bé dễ dàng vượt qua giai đoạn này. Trong quá trình chăm sóc trẻ mọc răng, bạn hãy:

  • Thường xuyên lau nước dãi để trẻ không cảm thấy khó chịu và ngăn ngừa tình trạng phát ban quanh miệng, cổ và ngực.
  • Làm sạch nướu của trẻ sau khi cho bé bú hay uống sữa. Dùng gạc hay khăn mềm thấm nước sạch quấn vào ngón tay, sau đó nhẹ nhàng xoa nướu của trẻ. Điều này sẽ tạo ra một áp lực nhỏ lên nướu, giúp giảm bớt sự khó chịu.
  • Cho trẻ gặm vòng mọc răng bằng cao su mềm hoặc bằng nhựa (loại có thể ướp lạnh).

Thông thường sốt mọc răng sẽ không khiến bé sốt cao quá 38 độ C và chỉ kéo dài 2-3 ngày nên bạn không cần phải cho bé uống thuốc hạ sốt. Thay vào đó, bạn nên cho trẻ bú nhiều hơn vì trẻ dưới 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa vẫn chưa phát triển đầy đủ để tiếp nhận những thức ăn đặc. Sữa mẹ sẽ giúp bé có đủ dinh dưỡng để chống lại các bệnh nhiễm trùng từ bên ngoài cũng như giúp bé hạ nhiệt cho cơ thể hiệu quả. Nếu bé sốt cao hơn bình thường, bạn nên đưa bé đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn chăm sóc bé tốt hơn trong giai đoạn phát triển quan trọng này.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version