Site icon Medplus.vn

Những lưu ý khi tập cho trẻ ăn thô

Những lưu ý khi tập cho trẻ ăn thô

Những lưu ý khi tập cho trẻ ăn thô

Ăn thô là mốc quan trọng trong quá trình ăn dặm của trẻ. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng biết cách tập cho trẻ ăn thô hiệu quả, không gây nhàm chán cho trẻ. Vậy bố mẹ nên tập cho trẻ ăn thô như thế nào?

Khi nào cho trẻ ăn thô?

Nhiều bố mẹ vẫn cho trẻ ăn cháo và thức ăn nghiền nhuyễn khi con lên 2-3 tuổi vì lo rằng ăn thô sớm có thể làm ảnh hưởng tiêu cực tới dạ dày của con. Tuy nhiên, các chuyên gia đã khuyến cáo bố mẹ không nên cho con ăn thực phẩm nghiền nhuyễn quá lâu. Dạ dày sẽ không tiết nhiều dịch tiêu hóa khi thức ăn đã được nghiền nhuyễn, vậy nên việc này việc này có thể làm tăng nguy cơ đau dạ dày ở trẻ.

Do đó, khi trẻ được khoảng 7-8 tháng tuổi, bố mẹ đã có thể bắt đầu cho trẻ tập ăn thô với các loại thực phẩm khác nhau.

Tập cho trẻ ăn thô như thế nào?

Để quá trình tập cho trẻ ăn thô diễn ra thuận lợi, không gây nhàm chán và tạo áp lực cho trẻ, bố mẹ có thể tham khảo 5 lời khuyên dưới đây:

1. Nên bắt đầu với rau củ quả hấp chín

Trong giai đoạn đầu khi mới tập cho trẻ ăn thô, bố mẹ nên cho con bắt đầu ăn các món rau củ quả hấp chín. Rau củ quả không những giúp trẻ tập làm quen dần với cách nhau bằng rướu và răng sữa, mà còn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ làm việc hiệu quả hơn.

Khi sơ chế các món ăn, bố mẹ nên chú ý thái các miếng có độ dài vừa đủ để trẻ có thể dễ dàng tự cầm và nhai. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên luộc và hấp kỹ cho thực phẩm mềm, do răng và nướu của trẻ còn yếu. Dần dần khi trẻ đã quen hơn, bố mẹ có thể rút ngắn thời gian nấu để giảm bớt độ mềm của những món ăn này. Đặc biệt, một điều bố mẹ cần hết sức chú ý là không nên thêm gia vị vào các món ăn cho trẻ dưới 1 tuổi.

Hơn nữa, bố mẹ cũng nên thường xuyên thay đổi thực đơn rau củ cho trẻ để tránh tình trạng con cảm thấy nhàm chán và biếng ăn. Chẳng hạn, bữa này bố mẹ cho con ăn su hào, thì bữa sau nấu cà rốt, hoặc bí đỏ, đậu cove… Bố mẹ cũng có thể nấu kết hợp nhiều loại rau củ với nhau để kích thích vị giác của trẻ, giúp con ăn ngon miệng hơn. Đây cũng là cơ hội để trẻ nhận biết các loại thức ăn thông qua màu sắc và mùi vị.

2. Điều chỉnh số bữa ăn trong ngày phù hợp

Thời gian đầu khi mới tập ăn thô, trẻ có thể có các biểu hiện như đầy bụng, khó tiêu. Tuy nhiên, bố mẹ không nên quá lo lắng về vấn đề này mà hãy điều chỉnh lại số lượng bữa ăn trong ngày của trẻ. Giai đoạn đầu, bố mẹ có thể cho trẻ ăn 2 bữa/ngày (vào buổi sáng và chiều tối). Sau đó, bố mẹ có thể tăng dần số bữa ăn theo nhu cầu ăn của trẻ.

3. Cho bé tự do lựa chọn món ăn mình thích

Nhiều bố mẹ có xu hướng “nhồi nhét” các loại thực phẩm mà bố mẹ cho là tốt với con. Tuy nhiên, việc bắt ép như vậy có thể dễ khiến trẻ cảm thấy chán ăn, thậm chí áp lực khi tới giờ ăn. Do đó, thay vì nôn nóng thúc ép trẻ phải ăn những món mà con không hào hứng khi ăn, bố mẹ hãy để cho con lựa chọn những món mình yêu thích.

Hãy chú ý tới thái độ và phản ứng của trẻ trong lúc ăn để xác định các món ăn mà trẻ thích và không thích. Trong trường hợp bố mẹ cho trẻ ăn món ăn mới mà trẻ chưa quen, nếu thấy con không chịu ăn hay tỏ ra khó chịu khi ăn, bố mẹ hãy dừng lại và để một vài ngày sau hoặc khoảng 1 tuần sau rồi mới cho con ăn lại lần nữa.

4. Cho trẻ ăn cùng cả nhà

Cho trẻ ăn cùng cả nhà là một cách cho bé ăn thô mà các bố mẹ thường bỏ qua nhưng lại đem lại hiệu quả rất tốt. Khi trẻ ăn cùng cả gia đình, khă năng tự chủ trong ăn uống của trẻ sẽ được kích thích. Khi thấy tất cả mọi người đều đang ăn vui vẻ cùng nhau, trẻ thường cảm thấy thích thú và hào hứng hơn với bữa ăn.

Tuy nhiên, sẽ có nhiều trường hợp trẻ khóc quấy, nghịch thức ăn và không chịu ăn. Bố mẹ hãy bình tĩnh, không nên quát mắng trẻ và đưa con rời khỏi bàn. Đôi khi, việc ngồi một mình có thể giúp trẻ tập trung thưởng thức các món ăn trước mắt hơn. Lúc này, bố mẹ cũng cần chú ý theo dõi quá trình ăn của trẻ để kịp thời xử lý nếu có điều bất thường xảy ra.

5. Đừng ngại nếu trẻ có hứng thú với món ăn của người lớn trên bàn

Trẻ nhỏ thường có tính tò mò rất cao và muốn khám phá mọi thứ khác lạ trước mắt mình. Do đó, khi cho trẻ ngồi cùng mâm cơm với cả gia đình, bố mẹ nên chế biến các món ăn của trẻ tương tự với những món ăn trên mâm cơm của người lớn để con thỏa sức khám phá và thích thú hơn khi ăn. Nếu trẻ muốn thử các món ăn khác trên bàn và nếu đó là món ăn an toàn với lứa tuổi của trẻ, bố mẹ cũng đừng ngại cho con trải nghiệm nhé!

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version