Site icon Medplus.vn

Những lưu ý khi trẻ bị móm dành cho bố mẹ

Những lưu ý khi trẻ bị móm dành cho bố mẹ

Những lưu ý khi trẻ bị móm dành cho bố mẹ

Móm luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người đặc biệt là trẻ nhỏ. Không chỉ khiến trẻ tự ti khi giao tiếp mà còn ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa. Rất nhiều bố mẹ vì thế mà lo lắng không biết trẻ bị móm phải làm sao và hỗ trợ điều chỉnh cho con thế nào. Hãy cùng tìm hiểu cách chăm sóc trẻ bị móm qua bài viết dưới đây nhé.

Dấu hiệu trẻ bị móm

Răng móm hay còn gọi khớp cắn ngược là hiện tượng răng hàm trên của trẻ nằm thụt vào trong so với hàm dưới. Thông thường, khớp cắn chuẩn của một người sẽ là hàm trên có khả năng che phủ khoảng ⅓ so với hàm dưới. Điều này đồng nghĩa với việc ở trạng thái tự nhiên, khi trẻ cắn răng hàm, hàm trên phải ở bên ngoài hàm dưới. Bên cạnh đó, trẻ bị móm khi lớn lên mặt nghiêng thường bị “gãy” hoặc “lưỡi cày”.

Chính vì thế, ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu móm, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để được điều chỉnh kịp thời. So với các vấn đề khác của răng, răng móm ảnh hưởng trực tiếp đến xương hàm và khuôn mặt của trẻ khi lớn lên.

Những lưu ý khi trẻ bị móm dành cho bố mẹ

Ảnh hưởng của răng móm

Rất nhiều người cho rằng trẻ bị móm chỉ không đẹp thôi chứ không hề ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng hay khả năng giao tiếp. Tuy nhiên, điều này trên thực tế lại hoàn toàn sai và móm răng có thể nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Trẻ có thể gặp phải một số vấn đề sau nếu không may bị móm:

Vì những vấn đề trên, ngay từ khi trẻ thay răng, bố mẹ nên để ý theo dõi tình trạng răng của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu của việc móm, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để được chỉnh nha phù hợp. Việc chỉnh nha từ sớm sẽ giúp trẻ cải thiện khớp ngậm và giúp răng trẻ đều đẹp, chắc khỏe.

Trẻ bị móm phải làm sao?

Như đã nói ở trên, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu bị móm. Các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chỉnh nha phù hợp. Dựa trên X-quang, các bác sĩ sẽ nhìn ra mầm răng vĩnh viễn để dự đoán xu hướng thay răng, phát triển của răng và từ đó xác định nguyên gây khớp cắn ngược.

Một số trường hợp gây ra khớp cắn ngược có thể là do xương hàm trên kém phát triển hoặc xương hàm dưới phát triển quá mức ra trước. Đôi lúc, trẻ có thể gặp cả hai. Xác định được nguyên nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, giúp trẻ chỉnh nha, tạo điều kiện việc niềng răng và định hình khuôn mặt khi lớn lên.

Nhìn chung, trẻ bị móm sẽ không quá phức tạp nếu bố mẹ theo dõi và có phương pháp điều trị kịp thời cho trẻ. Mong rằng qua bài viết này, bố mẹ không chỉ có câu trả lời cho câu hỏi: trẻ bị móm phải làm sao mà còn biết chăm sóc răng cho trẻ phù hợp.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version