Site icon Medplus.vn

Những lưu ý khi trẻ chậm lớn cho bố mẹ

Những lưu ý khi trẻ chậm lớn cho bố mẹ

Những lưu ý khi trẻ chậm lớn cho bố mẹ

Khi trẻ bắt đầu đi học, bố mẹ sẽ bắt đầu so sánh tốc độ phát triển của con mình với những bạn cùng tuổi. Mặc dù mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển khác nhau nhưng nhiều bố mẹ vẫn cảm thấy hoang mang không biết trẻ chậm lớn phải làm sao?

Viết ra các mốc phát triển mà bố mẹ cho rằng trẻ chưa đạt

Ở mỗi một giai đoạn, trẻ sẽ có những mốc phát triển khác nhau và bố mẹ cần phải xem những kỹ năng mà con cần có trong giai đoạn này là gì cũng như trẻ đang chậm phát triển ở lĩnh vực nào. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và thậm chí là trẻ chậm phát triển trí não. Bố mẹ có thể liệt kê nó trên một danh sách thật cụ thể và chính xác để nếu cần có thể đưa cho những người có chuyên môn phân tích và đánh giá.

Tìm hiểu xem con đang đi học ở trường thế nào

Nếu trẻ đã đi học, bố mẹ có thể hỏi giáo viên ở trường về thói quen, cách sinh hoạt của con như thế nào. Vì là những người ở gần trẻ nhất nên giáo viên sẽ có cái nhìn khách quan về tốc độ phát triển của trẻ. Nếu bố mẹ thấy rằng mọi người đều có nhận xét giống nhau về các kỹ năng trẻ đang có thì bố mẹ nên cho trẻ đi khám.

Lưu ý đến tuổi tác

Khi đi học, bố mẹ sẽ dễ dàng so sánh trẻ với “con nhà người ta” nhưng dù so sánh thế nào hãy lưu ý đến vấn đề tuổi tác. Đôi khi chỉ cách nhau một vài tháng thôi trẻ đã có thể có mức độ phát triển khác nhau rồi. Chính vì thế, nếu có so sánh, bố mẹ hãy đặt trẻ bên cạnh những bạn cùng tháng sinh nhé.

Tìm hiểu thêm về trẻ chậm lớn

Nếu trẻ chậm hơn một chút so với các bạn đồng trang lứa không có nghĩa là trẻ bị chậm phát triển. Một số trẻ sẽ phát triển kỹ năng này và thiếu hụt kỹ năng khác. Chỉ khi trẻ quá kém so với các bạn cùng tuổi thì lúc này trẻ mới được coi là chậm phát triển.

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Trong trường hợp bố mẹ không biết trẻ chậm lớn phải làm sao thì hãy đưa trẻ đi khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ có đánh giá chính xác về các mốc phát triển của trẻ cũng như đưa ra chương trình can thiệp nếu cần thiết. Tuy nhiên, trước khi đi, bố mẹ hãy ghi ra những lo ngại của mình một cách cụ thể và rõ ràng để tiện cho việc kiểm tra trẻ.

Can thiệp sớm

Sau khi thăm khám xong, nếu trẻ thực sự bị chậm phát triển, các bạn sĩ sẽ chỉ định cho trẻ tham gia các chương trình can thiệp từ sớm. Trẻ sẽ tham gia một số lớp học đặc biệt phù hợp với tình trạng của con. Việc tham gia chương trình từ sớm sẽ giúp cải thiện tình trạng của trẻ cũng như tạo cơ hội để trẻ nhanh bắt kịp với các bạn cùng tuổi.

Liên tục quan sát và hỗ trợ trẻ khi cần

Trẻ nhỏ thường lớn rất nhanh và cần bố mẹ quan sát thường xuyên. Nếu nghi ngờ trẻ gặp vấn đề với các mốc phát triển, bố mẹ nên ghi lại những kỹ năng mà trẻ đạt được trong 6 tháng. Nếu sau khoảng thời gian này, bố mẹ vẫn thấy trẻ không đạt được các kỹ năng cần thiết, bố mẹ có thể nói chuyện với giáo viên và đưa trẻ đi khám nếu cần thiết.

Dù trẻ có ra sao thì chỉ cần bố mẹ luôn kiên nhẫn ở bên và hỗ trợ trẻ thì tình trạng của con sẽ sớm được cải thiện. Hi vọng rằng qua bài viết này, bố mẹ không chỉ có câu trả lời cho câu hỏi: trẻ chậm lớn phải làm sao cũng như tự tin hơn trên hành trình nuôi dạy con khôn lớn.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version