Site icon Medplus.vn

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ BỆNH LÁC MẮT(LÉ)

nhung quan niem sai lam ve benh lac mat - Medplus

Lác mắt hay còn gọi là mắt lé. Là một bệnh lý hay gặp ở trẻ em, bệnh cũng có thể gặp ở người lớn và có thể di truyền trong gia đình. Lé mắt gây ảnh hưởng khá nhiều tới thị lực, tâm lý và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy có cách nào điều trị bệnh lác mắt này không? Cùng songkhoe.medplus.vn tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Lác mắt là bệnh gì?

Lác mắt là bệnh gì?

Bệnh lác mắt (miền nam gọi là lé) là hiện tượng hai mắt không cân bằng và thiếu hợp thị. Hai mắt có cấu tạo tự nhiên rất cân đối, nhờ vào sự đối hợp vận động của 4 cơ trục và hai cơ chéo bám vào nhãn cầu.

Vì một lý do nào đó khiến hai mắt không cân bằng, tầm nhìn không tập trung về 1 phía, thì gọi là lé (hay lác) mắt. Lé là một bệnh lý thường xảy ra ở độ tuổi nhỏ, một số trường hợp lý ngay từ lúc mới lọt lòng. Lé có hai loại:

Tùy theo tính chất mà bệnh lé thể hiện các hình thái khác nhau như: lé trong, lé chụm chữ A, chữ V, lé chéo… Lé có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai mắt. Nếu lé do thần kinh chi phối, thì hiện tượng sẽ xảy ra ở cả hai mắt.

Nguyên nhân gây nên bệnh lác mắt

Nguyên nhân gây ra lác mắt là do sự khác biệt về cơ xung quanh mỗi mắt của bạn. Có 6 cơ xung quanh mắt cho phép mắt chỉ tập trung nhìn vào một vật. Nếu một trong các cơ này không còn phối hợp đồng bộ sẽ dẫn đến hiện tượng một bên mắt nhìn vào vật này trong khi mắt còn lại nhìn vào vật khác.

Ngoài ra, trong một số trường hợp khác, lé mắt có được là do bẩm sinh hoặc là biến chứng từ các bệnh khác như tiểu đường, bệnh Grave, hội chứng Guillain-Barré, chấn thương sọ não.

Các triệu chứng nhận biết bệnh lác mắt

Triệu chứng thực thể: Nhận biết khi người bệnh tự soi gương hoặc người xung quanh phát hiện thấy mắt bị lệch. Các triệu chứng thường gặp:

Triệu chứng của bệnh lác mắt

Nguy cơ nào khiến bạn bị lác mắt

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ lác mắt, bao gồm:

Chẩn đoán bệnh lác mắt như thế nào?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách khám mắt. Bác sĩ sẽ nhìn qua kính y học để tìm điểm khác nhau giữa hai mắt. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được kiểm tra võng mạc và kiểm tra thần kinh để việc chẩn đoán được chính xác hơn. Đối với trẻ em, bạn cần cho trẻ kiểm tra mắt định kỳ từ 1 đến 4 tháng cho tới khi mắt ổn định. Sau đó, trẻ cần được kiểm tra định kỳ mỗi 6 tháng cho tới khi 6 tuổi và kiểm tra định kỳ hằng năm khi trẻ từ 9 đến 11 tuổi.

Bệnh lác mắt có chữa trị được không?

Điều trị bệnh lác mắt bằng phương pháp phẩu thuật

Tùy theo từng trường hợp lé, sẽ áp dụng một hoặc kết hợp các phương pháp sau:

Trường hợp ở người lớn do liệt cơ vận nhãn trong thời gian chờ đợi phẫu thuật để giải quyết tạm thời tình trạng song thị.

Lưu ý sau phẫu thuật

Những quan niệm sai lầm về bệnh lác mắt

Một số người nghĩ lắc mắt là dị tật bẩm sinh không có khả năng chữa trị. Cũng lại có người cho lé là hiện tượng bên ngoài, nhất là ở trẻ em. Còn gọi là “lé duyên” không cần phải chữa.

Do nhận thức chỉ coi đó là một vấn đề thẩm mỹ, nên không tích cực đưa trẻ đi chữa lé, mà không nhận thấy sự thương tổn về chức năng thị giác và nếu không chữa trị thì mắt lé trở thành mắt mù lòa.

Có một vài thông tin trên báo chí về việc điều trị lé bằng cách bịt kín mắt lành trong một thời gian… Bịt mắt là một trong phương pháp chữa lé, nhưng không phải trong những trường hợp nào cũng áp dụng, bịt trực tiếp hay gián tiếp (bằng thuốc, bằng kính), bịt từng lúc hay thường xuyên… Vì vậy đòi hỏi phải có sự theo dõi quản lý của một phân khoa sâu và những chuyên viên chỉnh quang chứ không phải bác sĩ nào cũng am hiểu thành thạo. Cho nên càng không nên tự chữa ở nhà.

Vậy tốt hơn hết là thấy con trẻ có mắt không bình thường, nhìn lệch, nhìn nghiêng hay quay đầu khi nhìn, mắt hiếng, mắt lé… đều đưa đến khám ở các bệnh viện chuyên khoa Mắt, để được chữa trị đúng phương pháp.

Xem thêm các bài viết có liên quan:

Nguồn: Hellobacsi.com, Matsaigon.com, Essilor.vn

Exit mobile version