Site icon Medplus.vn

Nồng độ CEA: Dấu ấn ung thư đại tràng và những điều bạn cần biết.

Nồng độ CEA: Dấu ấn ung thư đại tràng

Nồng độ CEA: Dấu ấn ung thư đại tràng

Nồng độ CEA là một glycoprotein có ở màng bào tương của các tế bào màng nhầy bình thường. Tuy nhiên, số lượng có thể tăng lên trong các ung thư thể tuyến, đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Khi bệnh nhân bị ung thư như ung thư dạ dày, ruột, vú, tuyến tụy thì nồng độ CEA tăng lên. Vậy nồng độ CEA bao nhiêu thì được chuẩn đoán mắc ung thư đại trực tràng? Nắm vững các mức độ về bệnh dựa trên chỉ số này giúp bạn kiểm soát bệnh hiệu quả. Vì vậy, hãy cùng Medplus tham khảo bài viết dưới đây để có kiến thức tổng quan về CEA nhé.

1. Nồng độ CEA là gì?

Nồng độ CEA (kháng nguyên Carcinoembryonic) là một tập hợp các glycoprotein liên quan chặt chẽ với nhau. Chúng tham gia vào trong quá trình kết dính tế bào. CEA thông thường được sản xuất trong mô đường tiêu hóa trong giai đoạn phát triển bào thai và ngừng sản xuất trước khi sinh. Do đó, CEA thường chỉ tồn tại ở một lượng rất nhỏ trong máu người lớn khỏe mạnh (khoảng 2-4 ng/mL).

CEA là một glycoprotein bám màng glycosyl phosphatidyl inositol (GPI) mà dạng sialofucosylated. Chúng có vai trò như chất bám ở ung thư đại tràng và là các chất quyết định sự lan tràn của các tế bào ung thư đại tràng. Thường chỉ số này sẽ tăng khi bệnh nhân có các bệnh lý như ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư tụy, ung thư dạ dày…

2. Nồng độ CEA bình thường là bao nhiêu?

Nồng độ CEA tồn tại trong máu ở giới hạn từ 0 – 2.5mcg trong 1 lít máu (mcg/L). Chỉ số này tăng ở những bệnh lành tính như những người hút thuốc lá tăng đến 5 mcg/L. Còn những người bệnh nhân của bệnh lý viêm loét đường tiêu hóa, nhiễm trùng vùng chậu, viêm tụy. Chúng có thể làm tăng CAE và thường tăng ác tính khi nó lớn hơn 10 nanogram/ ml.

Ở giai đoạn đầu phần lớn các loại ung thư không có nồng độ CEA cao. Theo nghiên cứu, CEA chủ yếu được dùng để theo dõi quá trình điều trị ung thư đại trực tràng. Cũng như xác định ung thư tái phát sau phẫu thuật.  Từ đó, phân giai đoạn hoặc chẩn đoán di căn qua nồng độ dịch sinh học.

Nồng độ CEA cũng tăng trong ung thư dạ dày, ung thư tụy, ung thư vú, và ung thư tuyến giáp thể tủy. Một số trường hợp không ung thư như viêm đại trực tràng chảy máu, viêm tụy, xơ gan, COPD, bệnh Crohn. Nồng độ CEA có thể trở về bình thường sau khi phẫu thuật khối u thành công.  Chúng được sử dụng để theo dõi đặc biệt là ung thư đại trực tràng.

3. Ý nghĩa lâm sàng của CEA trong xét nghiệm?

 

Xét nghiệm CEA để theo dõi sự tái phát của ung thư đại tràng và các ung thư khác.

Xét nghiệm CEA để theo dõi sự tái phát của ung thư đại tràng và các ung thư khác.Xét nghiệm CEA để theo dõi sự tái phát của ung thư đại tràng và các ung thư khác ở những người đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Theo dõi tái phát sau điều trị là mục tiêu theo dõi chiếm tỉ lệ cao nhất. Vậy xét nghiệm CEA được chỉ định khi nào?

Xét nghiệm CEA được chỉ định khi bệnh nhân đã được chẩn đoán ung thư đại trực tràng, dạ dày, phổi. Trước khi bắt đầu điều trị, chỉ số này sẽ được định lượng. Sau đó được xét nghiệm theo thời gian để đánh giá hiệu quả điều trị, phát hiện tái phát, di căn.

Ngoài ra, xét nghiệm CEA cũng có thể được thực hiện khi nghi ngờ ung thư nhưng chưa được chẩn đoán. Đây không phải là xét nghiệm sử dụng riêng biệt cho một loại ung thư nào. Vì nồng độ này có thể tăng trong nhiều bệnh lý khác nhau.

Xét nghiệm CEA dịch cơ thể có thể được chỉ định để phát hiện khối u đã xâm lấn hoặc di căn đến các khoang trong cơ thể. Ví dụ di căn lan rộng đến khoang phúc mạc, màng phổi hoặc não.

4. Ý nghĩa của nồng độ CEA trong máu?

Nếu CEA giảm sau khi điều trị thì có nghĩa là tất cả các khối u sản xuất chúng đã được loại bỏ. Khi chỉ số này tăng đều đặn thường là dấu hiệu đầu tiên của khối u tái phát.

Vì không phải tất cả các loại ung thư đều sản xuất CEA, nên bệnh nhân có thể có bệnh ung thư nhưng mức độ  vẫn bình thường. Tùy vào chỉ số CEA có trong máu mà bác sĩ sẽ chẩn đoán được mức độ thuyên giảm hay tái phát của bệnh. Người bệnh cần tiến hành xét nghiệm thường xuyên để kịp thời xử trí nếu bệnh tái phát hoặc có chuyển biến xấu ảnh hưởng tới sức khỏe.

Sự tăng nồng độ CEA bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Nó thay đổi ngược lại với phân độ u; khối u càng biệt hóa càng tiết nhiều CEA. Các khối u ở bên trái có xu hướng có nồng độ CEA cao hơn ở bên phải. Các khối u gây tắc ruột cũng có nồng độ CEA cao hơn. Vị trí trong cơ thể có nồng độ CEA cao có thể xác định bằng kháng thể đơn dòng arcitumomab.

5. Cần làm gì khi xét nghiệm có nồng độ CEA tăng?

 

Thường xuyên tham gia hoạt động thể thao.

Khi bệnh nhân xét nghiệm và có chỉ số CEA tăng cao. Với kết quả này, cảm giác lo lắng không thể tránh khỏi và dễ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, bệnh nhân không nên quá lo lắng mà nên có lối sống lành mạnh, cụ thể:

6. Kết luận

Nồng độ CEA là một kháng nguyên có ở tế bào ruột của thai nhi. Khi trưởng thành thì chỉ còn nồng độ rất thấp ở trong máu. Khi bệnh nhân bị ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng nồng độ này sẽ tăng lên. Có khoảng 15-20% bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng có di căn.  Ung thư trực tràng gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nếu phát hiện trễ. Vì vậy cần được kiểm tra sức khỏe sớm và có phác đồ điều trị hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể thao. Medplus hi vọng qua bài viết bạn đã có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe. Hãy luôn theo dõi và đón đọc những bài viết bổ ích khác được cung cấp từ Medplus bạn nhé.

 

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version