Site icon Medplus.vn

Núc Nác – Vị thuốc thanh nhiệt giải độc mà bạn nên biết

13 nuc nac1 - Medplus

Núc Nác luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Núc nác, Nam hoàng bá, Mộc hồ điệp, Ngúc nác, Ngòng pắng điặng (Dao), Mạy cả (Tày), Co ca liên (Thái), Psơ lụng (Kho)

Tên khoa học: Oroxylum indicum (L.) Kurz

Họ: Bignoniaceae (Hoa chùm ớt)

1. Đặc điểm dược liệu

Núc nác là cây thân nhỡ, cao khoảng 5 – 13 mét, thân nhẵn, nhỏ, ít phân cành. Vỏ cây màu xám tro, bên trong vỏ màu vàng.

Lá Núc nác mọc đối, xẻ 2 – 3 lần hình lông chim, mỗi lá dài khoảng 1.5 m, thường tập trung ở ngọn cây. Lá chét có kích thước không bằng nhau, hình trái xoan, mép lá nguyên, không có răng cưa.

Cụm hoa Núc nác thường mọc ở các cành trên ngọn cây. Hoa to có màu nâu sẫm. Đài hoa hình ống, dày, cứng, thường có 5 khía nông. Tràng hoa chia thành 2 môi, gồm 5 nhị, có nhiều lông phủ cả hai mặt. Hoa nở về đêm, thụ phấn nhờ vào dơi. Hoa và quả ra quanh năm theo từng đợt.

Núc nác ra hòa vào mùa hạ. Quả nang dài, mỏng dài khoảng 50 – 60 cm, có hai mặt lồi, lưng có cạnh chạy dọc theo chiều dài quả. Hạt dẹt có cánh mỏng, trên hạt có nhiều đường gân nhỏ đi về nhiều hướng khác nhau. Hạt có chiều dài khoảng 2 cm và rộng khoảng 3 cm, trông giống như cánh bướm màu trắng nhạt.

2. Bộ phận dùng

Vỏ và hạt (Mộc hồ điệp) được sử dụng để làm thuốc.

3. Phân bố

Núc nác được tìm thấy ở Xri Lanca, Ấn Độ, miền Nam Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, Philippin, các đảo Xêlép và Timo.

Ở nước ra, Núc nác thường mọc hoang ở vùng đồi núi, rừng thường xanh, các quần hệ thứ sinh, và những nơi ẩm thấp ở độ cao khoảng 900 m. Những nơi thường tìm thấy Núc nác như Hà Giang, Quảng Bình, Quảng Nam, Điện Biện, vùng Tây Bắc, Yên Bái, Tuyên Quang, Hòa Bình, Thanh Hóa.

Hiện tại Núc nác cũng được gây trồng ở nhiều nơi để làm cảnh và sử dụng dược liệu. Cây được trồng bằng hạt hoặc cành vào mùa xuân.

4. Thu hái – Sơ chế

Thu hái quả Núc nác khi quả chín chuyển sang màu nâu vào mùa thu hoặc mùa đông. Phơi quả Núc nác ở ngoài nắng cho đến khi vỏ quả nứt ra, tách hạt phần hạt, tiếp tục phơi hạt cho đến khi khô hẳn. Khi dùng có thể trích muối ăn với liều lượng 10 kg Mộc hồ điệp, 400 g muối ăn, pha với nước sôi vừa phải. Dùng nước muối này ngâm tẩm Mộc hồ điệp trong 30 phút, rồi dùng sao trên lửa nhỏ cho đến khi hạt có màu đen.

Vỏ Núc nác có thể thu hái quanh năm. Khi cần thiết có thể đẽo lấy vỏ cây, thái phiến dài khoảng 2 – 5 cm, sấy khô hoặc phơi khô, bảo quản quản dùng dần. Khi cần dùng để nguyên dược liệu hoặc sao vàng với mửa nhỏ.

5. Bảo quản dược liệu

Bảo quản vị thuốc Núc nác ở nơi thoáng gió, khô ráo. Thỉnh thoảng có thể mang dược liệu phơi nắng để tránh ẩm mốc và côn trùng.

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị

Núc nác vị đắng, tính ngọt.

2. Thành phần hóa học

3. Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Vỏ Núc nác được cho là có tác dụng chống lại dị ứng, làm tăng sức đề kháng và giúp cơ thể chống lại một số tác nhân gây hại. Vỏ thân cũng có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và làm giảm tính thấm của màng mao mạch (thí nghiệm trên chuột).

Ở nước ta, Núc nác được sản xuất thành dược liệu có tên Nunaxin dưới dạng viên 0.25 g. Thuốc này thường được sử dụng để điều trị mề đay mẩn ngứa, vẩy nến, hen phế quản nhẹ ở trung bình ở trẻ em. Sản phẩm không được chỉ định cho các trường hợp dị ứng nặng và cấp diễn.

Theo y học cổ truyền

Mộc hồ điệp có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi cho hầu họng, có thể giảm đau, chống ho. Do đó, thường dùng để điều trị ho mạn tính, viêm họng cấp tính, khan cổ, ho gà, đau sườn, đau vùng thượng vị, viêm phế quản, suy giảm chức năng gan và đau dạ dày. Ngoài ra, có thể tán hạt thành bột để rắc, thoa, điều trị bên ngoài các vết thương lở loét, mụn nhọt.

Vỏ thân có thể thanh nhiệt, lợi thấp thường được dùng để điều trị viêm gan, vàng da, viêm bàng quang, viêm họng, khô họng, sởi ban trái ở trẻ em. Ngoài ra, vỏ cũng được dùng để chữa dị ứng sơn, vẩy nến, hen phế quản ở trẻ em.

Ở Ấn Độ, vỏ Núc nác còn được dùng để điều trị tiêu chảy, kiết lỵ. Vỏ thân dùng làm thuốc bổ đắng và điều trị phong tê thấp cấp tính. Quả Núc nác non có thể dùng điều trị rối loạn tiêu hóa. Hạt dùng điều trị khi bị rắn cắn.

4. Cách dùng – Liều lượng

Cách dùng: Núc nác có thể nấu thành cao hoặc bào chế thành dạng bột. Bên cạnh đó, có thể sắc nước để dùng rửa bên ngoài da.

Liều lượng khuyến cáo: Dùng dưới dạng thuốc sắc, hạt 1.5 – 3 g mỗi ngày, vỏ dùng 15 – 30 g mỗi ngày.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc thứ nhất

Sử dụng Nam hoàng bá 16g, Cối xay 16g, Sài hồ 12 g, Chó đẻ răng cưa 16g, Thành bì 12g, Tam thất 10g, Cơm rượu 16 g, Xa tiền 12 g, rễ Cỏ tranh 16g, Cam thảo 12 g, sắc thành thuốc, chia thành 2 lần uống trong ngày. Mỗi ngày một thang thuốc.

2. Bài thuốc thứ hai

Sử dụng Hoàng bá nam 16g, Chi tử (Hạt dành), Đan bì, Bạch thược, Nhân trần, Xa Tiền, Cam thảo mỗi vị 12g, Sài Hồ 16g, Cọ nhọ nồi 16g sắc thành thuốc uống, chia thành 2 lần uống trong ngày. Mỗi ngày một thang.

3. Điều trị ho mạn tính

Sử 5 – 10 g Mộc hồ điệp sắc thành nước hoặc tán thành bột, dùng uống.

4. Điều trị lở loét da do dị ứng sơn

Sử dụng Hoàng bá nam nấu thành cao, dùng uống và bôi vào chỗ lở loét.

5. Điều trị đau dạ dày

Sử dụng Hoàng bá nam, Ngũ linh chi, Ô tắc cốt, Bồ hoàng phân lượng bằng nhau, sắc thành thuốc dùng uống.

6. Điều trị viêm da dị ứng, dị ứng da, mụn nhọt, mề đay mẩn ngứa

Bài thuốc thứ nhất

Sử dụng vỏ Núc nác sao vàng 16g, Kim ngân hoa 16g, Phòng phong 10 g, hạt Dành dành 10g, Sài hồ, Sài đất, lá Cơm rượu mỗi vị 16g, Uất kim, Cam thảo mỗi vị 10g, sắc thành thuốc chia thành 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc thứ hai

Sử dụng vỏ Núc nác 16g, Lá Đơn tướng quân, Ké đầu ngựa 14g, Kim ngân hoa 16g, Tô mộc, Trần bì mội vị 10g, Cú hoa 12g, sắc thành thuốc chia 2 lần uống trong ngày.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Núc nác tính hàn, không được dùng cho người tỳ vị hư hàn. Bệnh nhân đầy bụng, đi ngoài phân lỏng, đau bụng tiêu chảy không được dùng.

Ngoài ram bệnh nhân cảm lạnh gây ho, nóng sốt, chảy nước mũi hạn chế dùng.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

Exit mobile version