Site icon Medplus.vn

Ổi và những công dụng, bài thuốc chữa bệnh ít ai biết

Ổi

Ổi

Ổi là loại cây mọc hoang và được trồng rất nhiều ở trong vườn, quanh nhà để lấy quả ăn. Cây còn là dược liệu chữa bệnh. Giúp chữa viêm ruột cấp, ăn không tiêu,… Cùng Medplus tìm hiểu à loại dược liệu này nhé!

Thông tin cơ bản

Tên tiếng Việt: Ổi, Phan thạch lựu, Co ổi (Thái), Mác ổi (Tày), Mù úi piếu (Dao)

Tên khoa học: Psidium guajava L.

Họ: Myrtaceae (Sim)

Đặc điểm cây

Ổi là một cây nhỡ, cao chừng 3-5m, cành nhỏ thì vuông cạnh.

Phân bố

Cây ổi nguồn gốc miền nhiệt đới châu Mỹ, sau được phổ biến và trồng ở khắp miền nhiệt đới châu Á, châu Phi. Đặc biệt ở nước ta, cây ổi mọc hoang tại nhiều vùng núi miền Bắc, nhưng phần nhiều người ta trồng để lấy quả ăn.

Bộ phận dùng

Các bộ phận sau đây dùng làm thuốc: Búp non, lá non, quả, vỏ rễ và vỏ thân, nhưng hay dùng nhất là búp non và lá non dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học, tính vị

Thành phần hoá học

Trong quả ổi có chứa pectin và vitamin C. Lượng vitamin thay đổi tùy theo bộ phận của quả và tùy theo loài, thường tập trung nhiều nhất ở vỏ ngoài sau đến phía ngoài của vỏ quả giữa.

Trong lá và búp non chứa 7-10% một loại tanin pyrogalic, axit psiditanic, chừng 3% nhựa và rất lí tinh dầu (0,36%).

Tính vị, công năng

Theo Đông Y:

Công dụng và những bài thuốc về Cây ổi

Công dụng

Quả còn xanh thì chát có tính gây táo bón vì vậy có thể dùng chữa đi ỉa lỏng, khi chín, quả ổi hơi chua tác dụng nhuận. Người ta ăn ổi chín hoặc chế thành mứt đóng hộp.

Lá non và búp ổi non là một vị thuốc chữa đau bụng đi ngoài theo kinh nghiệm lâu đời trong nhân dân thường dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha. Ngày dùng 15-20g búp non hay lá non, dùng riêng hay phối hợp với các vị khác như chè, gừng v.v…

Vỏ rễ và vỏ thân cũng được dùng để chữa đi ngoài và rửa vết thương, vết loét. Uống trong người ta dùng với liều 15g sắc với 200ml nước, nấu cạn còn chừng 100ml.

Những bài thuốc về Cây Ổi

1. Chữa tiêu chảy cấp

Búp hoặc vỏ rộp ổi 20g, búp vối 12g, búp hoặc nụ sim 12g, búp chè 12g, gừng tươi 12g, rốn chuối tiêu 20g, hạt cau già 12g, sắc đặc uống. Hoặc búp ổi 12g, vỏ rộp ổi 8g, gừng tươi 2g, tô mộc 8g, sắc với 200ml nước, cô còn 100ml. Trẻ 2 – 5 tuổi mỗi lần uống 5 – 10ml, cách 2 giờ uống 1 lần. Người lớn mỗi lần uống 20 – 30ml, mỗi ngày 2 – 3 lần.

2. Tiêu chảy do hàn

Búp ổi sao 12g, gừng tươi 8g nướng cháy vỏ, hai thứ sắc cùng 500ml nước, cô còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày. Hoặc búp ổi 15g, trần bì 15g và hoắc hương 18g, sắc uống.

3. Tiêu chảy do nhiệt

4. Tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu

Dùng lá hoặc búp non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, cô còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày.

5. Viêm dạ dày, ruột cấp và mạn tính

Lá non sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 6g, mỗi ngày 2 lần. Hoặc lá ổi 1 nắm, gừng tươi 6 – 9g, muối ăn một ít, tất cả vò nát, sao chín rồi sắc uống. Hoặc quả ổi, xích địa lợi và quỷ châm thảo, mỗi thứ từ 9 – 15g, sắc uống.

6. Lỵ mạn tính

Quả khô 2 – 3 quả, thái phiến, sắc uống. Hoặc lá ổi tươi 30 – 60g sắc uống.

7. Lỵ trực khuẩn cấp và mạn tính

Lá ổi 30g, phượng vĩ thảo 30g, cam thảo 3g, sắc với 1.000ml nước còn 500ml, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 50ml.

8. Đái tháo đường

Quả ổi 250g, rửa sạch, thái miếng, dùng máy ép lấy nước, chia uống 2 lần trong ngày. Hoặc lá ổi khô 15 – 30g sắc uống hàng ngày.

9. Ðau răng

Vỏ rễ cây ổi sắc với dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.

10. Mụn nhọt mới lên

Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng tổn thương.

11. Chấn thương

Lá tươi rửa sạch, giã nát đắp vào nơi bị thương.

Kiêng kỵ

Những người bị táo bón hoặc tả, lỵ có trướng bụng không tiêu không nên dùng.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Nguồn: Tracuuduoclieu

Các nguồn tổng hợp uy tín.
Exit mobile version