Site icon Medplus.vn

Phân tách và lưu trữ tế bào gốc ở dạng thô CÓ LỢI ÍCH GÌ?

Các nghiên cứu đã chứng minh tế bào gốc có khả năng điều trị thành công hơn 80 bệnh lý. Đặc biệt, đang được thử nghiệm điều trị HIV/AIDS và ung thư với hy vọng thành công. Nhờ đó, nhu cầu lưu trữ tế bào gốc cũng ngày càng cao hơn. Các cơ sở lưu trữ tế bào gốc cũng xuất hiện nhiều hơn để phục vụ nhu cầu khách hàng. Những cơ sở này sẽ thu thập, lưu trữ và bảo quan tế bào gốc “sống” cho đến khi khách hàng có nhu cầu sử dụng. Bạn có nghe về phương pháp phân tách và lưu trữ tế bào gốc ở dạng thô? Vì sao hầu hết các ngân hàng lưu trữ đều sử dụng cách này. Hãy cùng tìm hiểu với Medplus qua bài viết hôm nay nhé.

1. Tế bào gốc và những điều cần biết

Tìm hiểu về tế bào gốc

1.1. Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc là loại tế bào có khả năng biệt hoá thành nhiều loại tế bào khác để thay thế cho các tế bào bị mất đi do lão hóa hay tổn thương. Cơ chế hoạt động của tế bào này là chữa lành những thương tổn của các cơ quan, các mô trong cơ thể thông qua khả năng tái tạo, thay thế, sửa chữa.

1.2. Tế bào gốc được lấy từ đâu

Đến nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số nguồn tế bào gốc:

1.2.1. Tế bào gốc phôi (embryonic stem cell)

Tế bào gốc phôi lấy từ trứng được thụ tinh tại các phòng khám thụ tinh trong ống nghiệm nhưng không bao giờ được cấy vào tử cung của người phụ nữ. Những tế bào gốc này đến từ phôi đã được 3-5 ngày tuổi. Ở giai đoạn này, một phôi được gọi là phôi nang và có khoảng 150 tế bào. Đây là những tế bào gốc đa năng, có nghĩa là chúng có thể phân chia thành nhiều tế bào gốc hơn hoặc có thể trở thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể. Tính linh hoạt này cho phép các tế bào gốc phôi được sử dụng để tái tạo hoặc sửa chữa các mô và cơ quan bị bệnh.

1.2.2. Tế bào gốc trưởng thành (adult stem cell)

Những tế bào gốc này được tìm thấy với số lượng nhỏ trong hầu hết các mô trưởng thành, chẳng hạn như tủy xương hoặc chất béo. So với tế bào gốc phôi, tế bào gốc trưởng thành có khả năng hạn chế hơn để tạo ra các tế bào khác nhau của cơ thể.

1.2.3. Tế bào gốc thai (fetal stem cell)

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các tế bào gốc trong nước ối cũng như máu cuống rốn. Những tế bào gốc này cũng có khả năng thay đổi thành các tế bào chuyên biệt.

1.3. Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc

Trong số những loại trên, tế bào gốc cuống rốn được đặc biệt sử dụng nhiều nhất. Tế bào gốc lấy từ máu cuống rốn là những tế bào nguyên thủy hơn so với tế bào gốc được lấy từ máu ngoại vi, tủy xương. Nghĩa là tế bào gốc máu cuống rốn có độ thích ứng cao hơn, phát triển nhanh hơn và có thể tạo ra những tế bào máu khỏe mạnh. Ngoài ra, cuống rốn còn chứa các loại tế bào gốc tạo máu – nơi sản sinh ra các loại tế bào chuyên biệt khác nhằm mang lại cơ hội chữa trị các loại bệnh cho cơ thể.

Những lợi ích khi lưu trữ tế bào gốc cuống rốn là:

Các tế bào gốc trong máu cuống rốn (TBG-MCR) được dùng để điều trị bệnh đầu tiên cho bệnh nhi 5 tuổi bị thiếu máu Fanconi vào năm 1988. Từ đó đến nay đã có trên 80 loại bệnh lý khác nhau được điều trị bằng TBG-MCR, bao gồm:

2. Phân tách và lưu trữ tế bào gốc ở dạng thô có lợi gì?

Phân tách và lưu trữ tế bào gốc ở dạng thô có lợi gì

2.1. Quy trình lưu trữ tế bào gốc

Quy trình lưu trữ máu cuống rốn được thực hiện như sau:

2.1.1. Kiểm tra sức khỏe và làm xét nghiệm

Bước đầu tiên của quy trình lưu trữ tế bào gốc cuống rốn là khám sức khỏe trước. Trước khi sinh, mẹ bầu cần đến các cơ sở dịch vụ lưu trữ tế bào gốc để xét nghiệm và kiểm tra sức khỏe trước. Việc làm này giúp mẹ biết tình trạng sức khỏe của mình như thế nào, đảm bảo bản thân không mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh miễn dịch hay nhiễm trùng, huyết áp, ung thư…

2.1.2. Lấy mẫu và xử lý tại bệnh viện

Ngày chuyển dạ, ngay sau khi sinh, cuống rốn và bánh rau được cắt rời khỏi em bé. Các bác sĩ sản khoa sẽ sử dụng kim nối vào tĩnh mạch rốn được nối với túi thu thập, trong túi có chứa sẵn chất chống đông để ngăn hình thành cục máu đông. Thu thập máu cuống rốn có thể thực hiện trước hoặc sau khi sổ nhau.

Điều kiện lấy mẫu:

2.1.3. Chuyển đến ngân hàng lưu trữ tế bào gốc

Máu cuống rốn sau khi được thu thập sẽ được chuyển về ngân hàng tế bào gốc cuống rốn nơi mà sản phụ đăng ký lưu trữ. Các chuyên viên sẽ tiến hành các bước xử lý tiếp theo nhằm loại bỏ những thành phần thừa và tinh lọc tế bào gốc. Sau cùng, tế bào gốc cuống rốn sẽ được đưa vào phòng và lưu trữ cẩn thận.

2.2. Phân tách và lưu trữ tế bào gốc ở dạng thô

lưu trữ tế bào gốc ở dạng thô

Việc lưu trữ tế bào gốc cuống rốn tại Việt Nam hiện nay được thực hiện theo 2 cách, đó là lưu thô từng đoạn cuống rốn và lưu tế bào gốc đã chiết tách.

Phân tách và lưu trữ tế bào gốc ở dạng thô là phương pháp đơn giản xuất hiện nhiều ở các ngân hàng có công nghệ thô đơn thuần là lưu đông lạnh. Sau khi thu thập về phòng thí nghiệm, tiến hành xét nghiệm và xử lý chống nhiễm khuẩn tế bào, kỹ thuật viên sẽ phân đoạn 5cm hoặc cắt cuống rốn thành từng đoạn nhỏ cho vào từng ống cryo rồi đưa vào ngăn trữ đông.

2.3. Lợi ích khi lưu trữ tế bào gốc ở dạng thô

Dây rốn của con bạn sẽ được lưu trữ ở dạng thô chưa phân tách. Điều này giúp giảm thiểu các thao tác lên mẫu, giúp duy trì các đặc điểm gốc của tế bào cũng như giúp gia đình bạn có:

Phân tách và lưu trữ dạng tế bào đến khi cần sử dụng sẽ luôn thích ứng với điều kiện tăng sinh chất lượng và công nghệ tốt nhất so với đã tăng sinh tế bào từ đầu khi lưu trữ.

3. Kết luận

Phân tách và lưu trữ tế bào gốc ở dạng thô mang đến nhiều lợi ích bất ngờ. Những tế bào gốc lưu trữ ở dạng thô khi cần sử dụng sẽ luôn thích ứng với điều kiện tăng sinh chất lượng và công nghệ tốt nhất. Điều này tạo thuận lợi khi khách hàng cần lượng tế bào gốc nhiều hơn so với lượng tế bào gốc được lưu trữ. Giúp đảm bảo quá trình điều trị bệnh có hiệu quả cao nhất.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Nguồn thông tin tham khảo:

Exit mobile version