Site icon Medplus.vn

Phèn Đen và các công dụng quý cho sức khỏe

7phen den - Medplus

Phèn Đen luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Phèn đen, Tạo phàn diệp, Chè nộc, Chè con chim, Co ranh (Thái), Mạy tẻng đăm (Tày)

Tên khoa học: Phyllanthus reticulatus Poir.

Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu)

1. Đặc điểm dược liệu

Phèn đen là loài thực vật thân nhỡ, cao khoảng 2 – 4m. Cành và nhánh có màu đen nhạt, mọc so le, phiến lá hình bầu dục, lá mỏng, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới. Hoa màu ở nách lá, quả có hình cầu, thường có màu trắng sau chuyển sang màu đỏ hồng, khi chín quả có màu đen. Cây ra hoa và quả vào tháng 8 – 10 hằng năm.

2. Bộ phận dùng

Lá và rễ được dùng làm dược liệu. Một số nơi có thể dùng cả vỏ của thân.

3. Phân bố

Phèn đen là loài cây nhiệt đới, mọc hoang nhiều ở ven rừng và bờ bụi ven đường. Ngoài ra một số nơi còn trồng cây để làm hàng rào.

4. Thu hái – sơ chế

Rễ được thu hái vào mùa thu. Sau khi hái về đem bỏ tạp chất, rửa sạch đất cát, thái nhỏ và phơi khô để dùng dần. Lá thường được hái vào giai đoạn xuân – hè, sau khi hái về được phơi trong râm và bảo quản ở nơi khô ráo. Vỏ của cây được thu hái quanh năm. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.

5. Bảo quản

Nơi thoáng mát và tránh ẩm.

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị

Rễ có vị chát, tính lạnh.

2. Thành phần hóa học

Chưa có nghiên cứu.

3. Tác dụng dược lý

 Theo Đông Y

 Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

4. Cách dùng – liều lượng

Dược liệu được dùng ở dạng sắc uống hoặc dùng ngoài. Liều lượng tùy thuộc vào mục đích sử dụng và độ tuổi.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc chữa chứng thận hư và suy giảm chức năng thận

2. Bài thuốc trị chứng kiết lỵ

3. Bài thuốc chữa chứng đại tiện ra phân lỏng do nhiệt

4. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ cấp độ I

5. Bài thuốc giải độc cho rắn cắn

6. Bài thuốc trị chứng chảy máu ở nướu

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

Exit mobile version