Tỷ lệ bị tiểu đường ở nước ta đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt thường ngày và đặc biệt gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. So với các phương pháp trước đó, tế bào gốc được đánh giá là có hiệu quả và dễ thực hiện hơn trong điều trị tiểu đường. Tuy nhiên liệu pháp này vẫn còn mới và đòi hỏi rất nhiều yêu cầu cao. Do đó mọi người đều thắc mắc có an toàn không và chi phí điều trị có đắt không? Hãy cùng Medplus tìm hiểu liệu pháp tế bào gốc trong điều trị tiểu đường có an toàn không? Phí điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc bao nhiêu? Có cao không nhé.
1. Bệnh tiểu đường: khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện?
1.1. Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường hay còn gọi đái tháo đường, là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định (có thể thiếu hoặc thừa). Nếu bị đái tháo đường mà bạn kiểm soát được lượng đường trong máu và thường xuyên theo dõi tốt thì chắc chắn lượng đường nằm trong mức an toàn gần như người bình thường.
Dựa vào đặc điểm và diễn biến của bệnh chia ra có các loại đái tháo đường:
- Đái tháo đường typ1,
- Đái tháo đường typ2,
- Đái tháo đường thứ phát,
- Đái tháo đường thai kỳ.
1.2. Nguyên nhân
Những nguyên nhân của bệnh tiểu đường có thể kể đến như:
- Chế độ ăn uống không khoa học, dư thừa chất béo, dư thừa tinh bột;
- Lười vận động, cơ thể nạp vào quá nhiều chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng dư thừa;
- Béo phì;
- Stress;
- Hút thuốc lá…
1.3. Dấu hiệu
Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh:
- Tiểu nhiều: Nồng độ glucose trong máu cao dẫn đến lượng glucose trong nước tiểu đầu cao, vượt quá ngưỡng hấp thu ở thận. Do đó, một phần glucose không được tái hấp thu ở ống lượn gần, dẫn đến hiện tượng trong nước tiểu tồn tại đường. Đồng thời, do lượng đường trong nước tiểu cao nên làm tăng áp suất thẩm thấu nước tiểu. Vì vậy, nước khuếch tán vào nước tiểu và làm tăng khối lượng nước tiểu, gây tiểu nhiều. Ở trẻ em có thể bị tiểu dầm vào ban đêm do đa niệu.
- Uống nhiều: Khi cơ thể mất nước sẽ kích thích vùng dưới đồi gây ra cảm giác khát, khiến bệnh nhân uống nước liên tục.
- Ăn nhiều: Do cơ thể không thể sử dụng đường để tạo năng lượng, nên người bệnh sẽ có cảm giác nhanh đói, kích thích ăn nhiều.
- Gầy: Mặc dù ăn uống nhiều hơn so với bình thường, nhưng do cơ thể không sử dụng được glucose để tạo năng lượng, nên phải tăng cường thoái hóa lipid và protid để bù trừ. Cho nên, người bệnh thường gầy còm, xanh xao.
2. Liệu pháp điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc
Các nhà nghiên cứu đã/đang phát triển và áp dụng các phương pháp tiếp cận tế bào gốc khác nhau để điều trị bệnh tiểu đường từ đầu những năm 1990. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh kết quả đầy hứa hẹn của việc sử dụng tế bào đơn nhân tủy xương (MNC) và tế bào gốc trung mô đa năng (MMSCs), bao gồm bảo tồn chức năng của tế bào beta, giảm đáng kể liều lượng insulin và cải thiện khả năng tái tạo ở bệnh nhân loét chân do tiểu đường.
Kết quả của liệu pháp tế bào gốc đã được đánh giá bằng các thước đo khách quan và chủ quan. Hầu hết các bệnh nhân được điều trị bằng cách tiêm MMSC đều cho thấy sự cải thiện ổn định các dấu hiệu và triệu chứng sau đây của bệnh:
- Biến mất/giảm các triệu chứng lâm sàng (đường huyết bình thường, kiểm soát sự thèm ăn và cân nặng…)
- Giảm liều insulin hoặc giảm liều thuốc uống hạ đường huyết;
- Giảm đường huyết lúc đói;
- Giảm mức С-peptide;
- Cân bằng nồng độ hemoglobin glycated;
- Cải thiện chất lượng cuộc sống (được đánh giá bằng bảng câu hỏi chuyên biệt SF-36).
Trong trường hợp điều trị loét tiểu đường bằng tiêm MMSC, có thể đạt được các kết quả sau:
- Biến mất/giảm các triệu chứng lâm sàng (đường huyết bình thường, kiểm soát sự thèm ăn và cân nặng…);
- Giảm kích thước vết loét (cả bán kính và độ sâu, nếu có);
- Chữa lành hoàn toàn vết loét;
- Tăng sức căng oxy xuyên da trong vết loét;
- Cải thiện chất lượng cuộc sống (được đánh giá bằng bảng câu hỏi chuyên biệt SF-36).
3. Phí điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc bao nhiêu?
Liệu pháp tế bào gốc là một phương thức điều trị rất phức tạp. Do chi phí sẽ không có chi phí cụ thể cho những liệu pháp điều trị bệnh bằng tế bào gốc. Bạn có thể xem qua chi phí tham khảo bên dưới:
- Phí điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc ở các nước châu Âu có giá xấp xỉ 25.000 – 35.000 USD.
- Phí điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc ở Ấn Độ khoảng 5.000 USD.
Chi phí của liệu pháp tế bào gốc phụ thuộc vào các yếu tố y tế khác nhau như:
- Loại tế bào gốc điều trị,
- Số lượng tế bào gốc cần thiết,
- Thời gian nằm viện,
- Kiểm tra sức khỏe và các xét nghiệm liên quan,
- Mức độ bệnh,
- Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân…
Các chi phí điều trị bệnh bằng tế bào gốc khá tốn kém. Những nguyên nhân có thể kể đến như:
- Lĩnh vực tế bào gốc vẫn còn mang tính chuyên môn hóa cao và chưa được áp dụng bởi các công ty bảo hiểm. Ngoài ra, có rất ít nguồn cung cấp tế bào gốc, các phòng thí nghiệm được trang bị để xử lý tế bào gốc và các phòng khám uy tín cung cấp các phương pháp điều trị.
- Teo thần kinh thị giác là một bệnh lý phức tạp. Để quá trình điều trị diễn ra tốt đẹp, đòi hỏi đội ngũ y bác sĩ phải có kinh nghiệm và chuyên môn rất cao.
- Trang thiết bị phục vụ cho việc điều trị phải hiện đại và đạt những yêu cầu tuyệt đối.
4. Kết luận
Phí điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc khá tốn kém. Điều trị bệnh bằng tế bào gốc đòi hỏi những yêu cầu về trình độ chuyên môn cũng như trang thiết bị. Ngoài ra, tùy vào tình trạng bệnh mà loại tế bào, số lượng tế bào và thời gian điều trị cũng khác nhau. Đó là những yếu tố và lý do ảnh hưởng đến mức phí khi sử dụng tế bào gốc để chữa bệnh. Tại Việt Nam, nếu bạn có nhu cầu về dịch vụ tế bào gốc có thể liên hệ FSCB – Ngân hàng lưu trữ và điều trị bệnh bằng tế bào gốc hàng đầu hiện nay.
Xem thêm bài viết liên quan:
Nguồn tài liệu: