Site icon Medplus.vn

Chi phí lưu trữ tế bào gốc cuống rốn tại BV truyền máu – huyết học HCM

Bệnh viện Truyền máu Huyết học là một trong những cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trữ tế bào gốc tại Việt Nam. Để có thể triển khai nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc từ máu cuống rốn và biệt hoá tế bào trung mô, BV TMHH đã đầu tư phát triển nguồn lực cả về nhân lực chuyên sâu về di truyền học cho đến ngân hàng máu cuống rốn và ngân hàng tế bào trung mô. Do đó ba mẹ hoàn toàn an tâm khi chọn lưu trữ tế bào gốc cuống rốn cho con ở viện TMHH nhé. Vậy chi phí lưu trữ tế bào gốc cuống rốn tại BV truyền máu huyết học là bao nhiêu? Hãy đọc bài viết bên dưới của Medplus để tìm ra câu trả lời ngay nhé.

1. Những điều cần biết về tế bào gốc cuống rốn

Những điều cần biết về tế bào gốc cuống rốn

1.1. Tế bào gốc cuống rốn là gì?

Máu cuống rốn hay còn gọi là máu dây rốn hay máu bánh nhau chảy trong tuần hoàn thai nhi và cung cấp chất bổ cho bào thai đang phát triển trong tử cung người mẹ. Ngay sau khi sinh bé, các bác sĩ sẽ sử dụng đầu kim của túi thu thập nối vào tĩnh mạch rốn và thu thập máu cuống rốn dựa vào áp lực dòng chảy. Trong túi thu thập đã có chứa sẵn chất chống đông để ngăn hình thành cục máu đông.

Máu cuống rốn sau khi thu thập sẽ được chuyển đến ngân hàng tế bào gốc. Trải qua quy trình kiểm tra, phân tích, tách lọc tế bào gốc rồi mới đến bước cuối cùng là lưu trữ.

1.2. Quy trình lưu trữ tế bào gốc cuống rốn

Quy trình lưu trữ tế bào gốc cuống rốn được mô tả qua sơ đồ sau:

Sơ đồ lưu trữ tế bào gốc máu rốn

Xem thêm: Phương pháp lưu trữ tế bào gốc cuống rốn

2. Phí lưu trữ tế bào gốc cuống rốn tại BV truyền máu huyết học

Chi phí lưu trữ tế bào gốc cuống rốn tại BV truyền máu – huyết học HCM

Các mức phí cơ bản để tham khảo tại thời điểm hiện tại như sau:

Các trường hợp thu thập nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn lưu giữ, gia đình đồng thuận không lưu giữ thì gia đình sẽ được hoàn lại những chi phí chưa sử dụng đến.

3. Điều kiện lưu trữ tế bào gốc tại viện TMHH

3.1. Đối với bố mẹ

Về cơ bản máu dây rốn dịch vụ sẽ sử dụng cho chính đứa trẻ hoặc cho người trong gia đình của đứa trẻ tùy theo mức độ hòa hợp và chỉ định của bác sĩ nên tiêu chuẩn không quá ngặt nghèo.

Người mẹ mắc một số bệnh truyền nhiễm (HBV, HCV, CMV), bệnh chuyển hóa (đái tháo đường), bệnh mạn tính (tim mạch, tiêu hóa,…), bệnh bẩm sinh (mang gen thalassemia) vẫn có thể lưu giữ máu dây rốn cho con mình.

Trường hợp người mẹ mắc bệnh lý liên quan đến ung thư và đã điều trị ổn định (ung thư hạch, ung thư máu, ung thư tuyến giáp…), nếu việc điều trị hoặc bệnh tật không ảnh hưởng đến chất lượng tế bào gốc trong máu dây rốn của đứa trẻ thì cũng có thể cân nhắc lưu giữ máu dây rốn.

Đối với tiền sử bệnh lý của bố, khuyến cáo cơ bản tương tự như đối với mẹ nhưng mức độ ảnh hưởng trực tiếp sẽ thấp hơn, gia đình sẽ được tư vấn cụ thể tùy từng trường hợp.

3.2. Đối với thai nhi

Khi xét nghiệm trước sinh nghi ngờ có những bệnh lý bẩm sinh liên quan đến tế bào gốc tạo máu thì không nên lưu giữ vì nhiều khả năng không sử dụng được về sau.

Ví dụ như: mắc bệnh tan máu bẩm sinh (xác định bằng xét nghiệm gen), hội chứng Down (vì có nguy cơ tiến triển thành ung thư máu), rối loạn gen/nhiễm sắc thể phức tạp khác…

Nếu trong quá trình sinh nở có dấu hiệu nhiễm trùng (dịch ối đục, lẫn phân su, suy thai) thì cũng không nên lưu vì có thể nhiễm khuẩn cho máu dây rốn.

Trường hợp trẻ chỉ có các dị tật về mặt hình thái, không liên quan đến di truyền (tim bẩm sinh, sứt môi, hở hàm ếch…) thì vẫn có thể lưu giữ tế bào gốc máu dây rốn.

4. Tổng kết

Bài viết đã giới thiệu cho bạn mức phí lưu trữ tế bào gốc cuống rốn tại BV truyền máu huyết học rồi. Viện huyết học hiện cung cấp các gói lưu trữ khác nhau tùy theo số năm và nhu cầu của gia đình. Ba mẹ hãy tham khảo thật kỹ và đưa ra quyết định đúng nhất nhé. Ngoài ra, ba mẹ có thể đến trực tiếp bệnh viện để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

Nếu có hứng thú tìm hiểu về tế bào gốc, những ứng dụng cũng như lợi ích sức khỏe, hãy đón đọc thêm nhiều bài viết khác của Medplus bạn nhé.

Xem thêm bài viết liên quan đến tế bào gốc:

Nguồn thông tin tham khảo:

Exit mobile version